EMS Tiếp Tục Gây Thiệt Hại Cho Tôm Nuôi Toàn Cầu

Hai tháng sau khi đưa ra một nghiên cứu về Hội chứng tôm chết sớm (EMS), Chủ tịch Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) George Chamberlain cho biết, EMS tiếp tục gây thiệt hại cho tôm nuôi toàn cầu, tuy nhiên, dịch bệnh đã được kiểm soát tốt hơn nhờ những nỗ lực trong việc nghiên cứu và tìm hiểu đại dịch này.
Trong một bài thuyết trình gần đây cho các thành viên của Ủy ban Tôm thuộc Hiệp hội Thủy sản Mỹ, Chamberlain cập nhật thực trạng EMS tại các khu vực sản xuất chính và thông qua các khuyến nghị cho các phương pháp quản lý để giảm tác động của EMS.
Chamberlain cho biết tại Trung Quốc, tác động của EMS tới các vùng nuôi khác nhau. Đầu năm 2014 , EMS mới xuất hiện ở phía Đông và Tây Nam Quảng Đông và các tỉnh Quảng Tây, tuy nhiên, EMS đang lan rộng tại khu vực sông Châu và Trạm Giang. Các trại nuôi tôm ở miền bắc Trung Quốc đã phải ngừng thả nuôi.
Mặc dù EMS chưa hoàn toàn được kiểm soát nhưng giá tôm cao khiến diện tích nuôi tôm mở rộng ở Việt Nam.
Thái Lan vẫn chịu ảnh hưởng lớn của EMS. Theo ước tính, sản lượng tôm quý I của nước này chỉ đạt 30.000 tấn so với 100.000 tấn các năm trước. Quý II/2014, thả nuôi tôm của Thái Lan có thể sẽ giảm do nhiệt độ thấp và tỷ lệ tôm chết cao.
Tại Malaysia, sản xuất nói chung vẫn giảm mặc dù giảm tổng thể, mặc dù Agrobest đã nỗ lực khắc phục dịch bệnh và các trại nuôi tôm lớn của công ty này đang hoạt động tốt.
EMS xuất hiện đầu tiên ở Nayarit, trung tâm của Sinaloa, Mexico. Một số trại nuôi mới ở phía nam và trên Vịnh Mexico dường như đã thoát khỏi EMS. Sản lượng tôm của nước này dự kiến đạt 55.000 tấn đến 60.000 tấn.
Hiện nay, Ấn Độ vẫn được coi như chưa có dấu hiệu của EMS do các kết quả kiểm tra dịch bệnh tại nước này không nhất quán và chưa chắc chắn.
GAA đang triển khai hệ thống thông tin trực tuyến để thu thập thêm thông tin về EMS tại các nước bị ảnh hưởng cũng như thực hiện những biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa chỉ đạo các bộ, ngành liên quan thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông - lâm - thủy sản.

Nhiều hộ nuôi tôm ở các vùng ven biển ĐBSCL lâm vào cảnh điêu đứng khi tôm sú và tôm thẻ chân trắng đồng loạt kéo nhau rớt giá. Chẳng những thất về giá, người nuôi tôm còn chịu cảnh dịch bệnh tràn lan khiến nhiều ao, tôm chết la liệt. Vụ tôm nuôi 2015 đang đứng trước nguy cơ đổ nợ.

Đến thời điểm này, diện tích nuôi tôm vụ 1 - 2015 ở huyện Duy Xuyên đã thu hoạch xong, sớm hơn so với mọi năm. Nhờ sản lượng tăng, giá bán sản phẩm ổn định nên người dân hết sức phấn khởi.

Gần đây, nhu cầu mua bán, tiêu thụ quế tăng cao so với mọi năm nên nhiều người trồng quế ở Phước Sơn rất phấn khởi. Bên cạnh việc chăm sóc diện tích quế cũ, nông dân địa phương gieo ươm cây quế bản địa để mở rộng thêm diện tích.

Phòng NN&PTNT huyện Núi Thành vừa cắm mốc quy hoạch 37,5ha mặt nước nuôi tôm thẻ chân trắng lót bạt tại xã Tam Hải. Trong đó, tại thôn Thuận An có 17ha, thôn Bình Trung 10ha, thôn Đông Tuần 5ha, thôn Tân Lập 3ha và thôn Xuân Mỹ 2,5 ha.