East West seed cung ứng gần 100 giống rau

Đây là các giống đang được nông dân địa phương trồng phổ biến từ 2 năm nay.
Theo ông Simon Groot, hiện nay áp lực sâu bệnh hại trên cây rau nói chung, nhất là bệnh virus trên cây họ bầu bí như khổ qua, dưa leo, bí đỏ ngày càng tăng. Môi giới truyền bệnh virus là các đối tượng côn trùng chích hút như bọ trĩ, bọ phấn...
Đây là những đối tượng khó kiểm soát và khả năng lây lan rất nhanh, nếu không có giống tốt chống chịu virus thì nó lây lan khó kiểm soát được.
“Hiện áp lực bệnh virus ở Việt Nam chưa nhiều như Thái Lan, Philippines. Nhưng theo dự đoán, khoảng 3 - 4 năm nữa dịch virus sẽ phát triển mạnh ở đây. Vì vậy việc chọn tạo giống chống chịu virus là rất cần thiết.
Hiện Tập đoàn East West seed (gọi tắt EW) đã làm chủ hoàn toàn công nghệ chọn tạo giống kháng và đang trong quá trình thử nghiệm các giống chống chịu tốt các loại bệnh hại nói chung và kháng virus nói riêng cho thị trường Việt Nam.
EW đã rất thành công khi phát triển các giống khổ qua kháng virus ở Philippines, Thái Lan. Bên cạnh đó, còn áp dụng công nghệ sử dụng gốc ghép kháng bệnh và tương tác của gốc ghép làm gia tăng “sức khỏe” của cây, tăng năng suất và công nghệ này sẽ được ứng dụng ở Việt Nam trong thời gian tới", ông Simon Groot nói .
* Trên thực tế, thương hiệu hạt giống của Hai mũi tên đỏ có mặt ở VN từ rất lâu, nhưng có thời gian bị chững lại?
Tôi đến Việt Nam cách đây 10 năm, thời điểm đó các giống rau của EW đã phát triển rất mạnh và đứng đầu thị trường, sau đó có thời gian bị chững lại do vấn đề liên doanh với các đối tác.
“Định hướng phát triển của EW tại Việt Nam là phát triển các giống lai thế hệ mới có năng suất, chất lượng và tính chống chịu bệnh hại cao hơn để người nông dân có nhiều lợi nhuận”, ông Simon Groot.
Bây giờ tôi quay trở lại đi thăm chợ đầu mối rau ở Hóc Môn nhận thấy hầu hết các giống như dưa leo, khổ qua, bầu bí... của một số doanh nghiệp trong nước, nhưng nói thật là đều có nguồn gốc của EW từ những năm trước đây.
* Ông đánh giá thế nào về tiềm năng thị trường hạt giống rau ở Việt Nam?
Tôi đã có hơn 30 năm “đứng chân” ở đây nên rất hiểu. Các giống rau ở VN rất đa dạng, phong phú, nhưng trong đó có không ít loại giống rau có chất lượng thấp, không ổn định được nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc có nguồn gốc không rõ ràng như cải ngọt, xà lách, ngò gai... điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến SX và lợi nhuận trực tiếp của người nông dân
* Vậy chính sách đầu tư phát triển giống rau của EW sắp đến là gì?
EW luôn đặt mục tiêu là cần phải phát triển nhiều giống rau tốt bằng công nghệ lai thế hệ mới, không chỉ tăng năng suất mà còn phải tăng tính kháng bệnh, chống chịu tốt hơn với các điều kiện bất thuận, điều này sẽ góp phần làm giảm mức độ sử dụng thuốc BVTV và giúp môi trường an toàn hơn.
Ông Simon Groot
Ở Việt Nam chúng tôi đang xây dựng đội ngũ lực lượng trẻ, có tri thức về nông nghiệp, tâm huyết với phát triển cây rau, đây chính là lực lượng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, tư vấn cho người dân, làm nền móng cho EW phát triển tốt nhất trong thời gian tới.
Trên thị trường giống ớt chỉ thiên xuất khẩu hiện có khoảng trên 30 giống, trong đó EW có giống Tiela, Demon, còn lại là của các Cty khác. Tuy nhiên, nhờ vào chính sách phát triển giống, coi trọng giống lai thế hệ mới mà “phong độ” chất lượng hạt giống của EW luôn cao, ổn định và vượt trội so với các giống khác trên thị trường.
Chính vì vậy, giống ớt Tiela, Demon vẫn luôn là sự lựa chọn số 1 của bà con nông dân ở các vùng trồng ớt xuất khẩu như An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Gia Lai, Bình Định, Thái Bình, Thanh Hóa..
* Ông có thể nói thêm về Tập đoàn EW?
East West là một tập đoàn đa quốc gia được thành lập năm 1982 với mục tiêu phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ nghiên cứu và kỹ thuật SX hạt giống rau hiện đại của phương Tây vào điều kiện nhiệt đới châu Á, và đã có hơn 30 kinh nghiệm hoạt động và phát triển ở khu vực châu Á với phương châm “Một hạt giống tốt có thể làm thay đổi cuộc sống của hàng triệu con người”.
*Xin cảm ơn ông!
EW đang cung ứng gần 100 chủng loại giống rau khác nhau ở Việt Nam. Trong đó nhiều giống có giá trị kinh tế cao như Demon, Tiela, dưa lê Kim hoàng hậu, bí đỏ Suprema, Ajuna, bắp nếp tím dẻo 926, tím ngọt 099, dưa leo Hunter 1, HMT 356, khổ qua HMT128... đã góp phần nâng cao thu nhập và làm giàu cho nhiều nông dân trên cả nước.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Văn Thống, ấp Tân Phong, xã Phong Điền, huyện Trần Văn Thời là hộ dân rất thành công với mô hình nuôi sò huyết. Ông đang phát triển nhân rộng mô hình này trong đầm Thị Tường. Vụ sò huyết vừa rồi, từ đầu năm đến nay ông đã thu được hơn tỷ bạc. Ông Thống là một trong những hộ dân đầu tiên nảy ra ý định nuôi sò trong đầm Thị Tường.

Hiện đại hóa đội tàu đánh bắt xa bờ là chủ trương lớn, được Đảng, Nhà nước quan tâm. Đây là điểm tựa để ngư dân và các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư đóng tàu cá vỏ sắt, công suất lớn, trang bị phương tiện đánh bắt hiện đại để nâng cao hiệu quả sản xuất, tiếp tục vươn khơi bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc...

Sau khi được Trung tâm Khuyến nông tỉnh tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật nuôi, ông Tể đã cải tạo 4 ô lồng nuôi cá để thả 370 dây hàu, mỗi dây có 20 vỏ hàu, mỗi vỏ 17-20 con hàu giống với hình thức nuôi giàn bè và treo dây trên biển. Sau 10 tháng nuôi, lứa hàu đầu tiên của ông đạt 4-5 con/kg, thu hoạch được 0,8 tấn hàu thương phẩm. Sau khi trừ chi phí sản xuất, gia đình ông lãi hơn 40 triệu đồng.

Do diện tích đất sản xuất nông nghiệp manh mún, tính chất đất chênh lệch (đất cồn cao, sâu trũng còn nhiều)... khó khăn cho công tác quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh cây trồng tập trung và ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; đặc biệt là chương trình xây dựng cánh đồng mẫu lớn, đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất.

Số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuát khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho thấy, trong quý II/2014, kim ngạch xuất khẩu (XK) tôm sang các thị trường ước đạt 992,7 triệu USD, tăng 46,4% so với quý II/2013. Tính chung 6 tháng đầu năm, con số này ước đạt gần 1,8 tỷ USD, tăng 62,4% so với cùng kỳ năm 2013.