Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Duyên Hải (Trà Vinh) Trồng Cây Hành Tím Vụ Nghịch Lợi Nhuận Hơn 70 Triệu Đồng/ha

Duyên Hải (Trà Vinh) Trồng Cây Hành Tím Vụ Nghịch Lợi Nhuận Hơn 70 Triệu Đồng/ha
Ngày đăng: 05/12/2014

Từ đầu tháng 12, giá củ hành tím thương phẩm được thương lái thu mua tại ruộng có mức dao động từ 12.000 đồng đến 14.000 đồng/kg. Với mức giá này thì lợi nhuận thu được là hơn 70 triệu đồng/ha, chỉ sau 60 ngày trồng.

Vào trung tuần tháng 11/2014, anh Lê Văn Điền, ấp Cồn Trứng, xã Trường Long Hòa (Trà Vinh) thu hoạch 3 công cây hành tím, năng suất chưa đầy 1 tấn/công (một công là 1.000 m2), với giá bán 11.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí anh Điền thu về lợi nhuận hơn 16 triệu đồng.

Anh Lê Văn Điền cũng vừa thu hoạch xong 4,5 công cây hành tím vào đầu tháng 12, năng suất bình quân 1 tấn/công và đang tiến hành phơi khô tại ruộng. Anh Điền cho biết: Do đây là vụ sản xuất hành tím nghịch mùa nên năng suất không cao, nhưng với giá củ hành thương phẩm như hiện nay thì sau khi trừ các khoản chi phí anh thu về lợi nhuận gần 35 triệu đồng.

Đây là năm thứ 3 anh Lê Văn Điền chọn cây hành tím làm cây trồng chính của gia đình. Anh Điền cho biết: Trồng cây hành tím mùa nghịch tuy năng suất chỉ bằng phân nửa so với vụ chính, nhưng bù lại là giá hành giống giảm mạnh từ gần 40.000 đồng/kg xuống dưới 20.000 đồng/kg, nên người trồng vẫn thu được lợi nhuận khá cao.

Theo tính toán của anh Điền, chi phí đầu tư cho quá trình sản xuất chỉ khoảng từ 3 đến 4 triệu đồng/công, thì trồng 1 công cây củ hành tím sẽ thu lợi nhuận từ 6 đến 8 triệu đồng là chắc chắn. Từ đó nhiều hộ nông dân chọn cây hành tím là cây trồng chủ lực của gia đình. Anh Điền cho biết thêm: Hiện tại gia đình anh đang tiếp tục cải tạo đất để chuẩn bị xuống giống vụ hành tím chính vụ, với diện tích 10,5 công.

Hiện nay, nông dân các xã ven biển của huyện Duyên Hải đang khẩn trương thu hoạch vụ hành tím mùa nghịch để chuẩn bị đất cho vụ sản xuất chính. Vụ sản xuất hành tím mùa nghịch này nông dân trồng hơn 150 ha, tập trung tại các xã Trường Long Hòa, Dân Thành và Đông Hải; trong đó, nhiều nhất là xã Trường Long Hòa với hơn 100 ha.

Theo ghi nhận của nhiều nông dân, nguyên nhân dẫn đến diện tích trồng cây củ hành tím tăng nhanh, là do loại cây trồng này có ưu điểm so với các loại cây màu truyền thống ở địa phương như: dưa hấu, khoai lang là thời gian thu hoạch khá ngắn, chỉ 60 ngày, ít sâu bệnh, nhẹ công chăm sóc, giá cả đầu ra khá ổn định, có thể bảo quản được thời gian dài và điều quan trọng hơn có thể gieo trồng quanh năm.


Có thể bạn quan tâm

Đoạn Đường... Chuối Hột Đoạn Đường... Chuối Hột

Khi ghé vào bất kỳ điểm bán chuối hột nào ở khu vực này, người mua thường được giới thiệu… về chuối, không phải ăn như thế nào, mà là công dụng trị bệnh của nó. Ghé một điểm bán dựng bảng quảng cáo nét chữ viết bằng tay “Kim Nhĩ, bán chuối hột sỉ và lẻ, điện thoại…”, cô bán hàng vui vẻ chào mời.

07/11/2014
Huyện Phú Tân (Cà Mau) Diện Tích Nuôi Tôm Công Nghiệp Tiếp Tục Tăng Mạnh Huyện Phú Tân (Cà Mau) Diện Tích Nuôi Tôm Công Nghiệp Tiếp Tục Tăng Mạnh

Đến thời điểm này, huyện Phú Tân đã thu hoạch hơn 1.200 ha, năng suất bình quân 6 tấn/ha. Những tháng đầu năm, tình hình nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện gặp khó khăn về giá cả, thiếu điện cũng như các yếu tố đầu vào tăng cao; tuy nhiên, diện tích nuôi tôm công nghiệp vẫn tăng khá cao.

07/11/2014
Hội Nông Dân Xã Quảng Hợp Phát Triển Mô Hình Chăn Nuôi Dê Hội Nông Dân Xã Quảng Hợp Phát Triển Mô Hình Chăn Nuôi Dê

Quảng Hợp có diện tích đất rừng khá lớn. Đây là điều kiện thuận lợi để người dân phát triển mô hình chăn nuôi dê thả rừng, tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương. Nhận thấy hiệu quả từ mô hình chăn nuôi dê núi của một số hội viên điển hình, Hội Nông dân xã đã tích cực vận động hội viên chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi, từ những mô hình chăn nuôi kém hiệu quả sang nuôi dê thả rừng.

07/11/2014
Sầu Riêng Sốt Giá, Hiếm Hàng Sầu Riêng Sốt Giá, Hiếm Hàng

Chị Nguyễn Thị Quyên- tiểu thương chợ Vĩnh Long cho biết: Khoảng 1 tháng nay, giá sầu riêng tăng mạnh lại khan hiếm hàng. Nguyên nhân là do nghịch mùa, nhu cầu xuất khẩu tăng. Phần lớn phải mua sầu riêng sống, để chín dần, trái xấu cũng mua mới có hàng bán. Nhập khoảng 200 kg/đợt, bán 4 - 5 ngày mới hết, sức mua cũng không tăng nhiều.

07/11/2014
An Giang Khôi Phục Giống Iều Ở Xứ Cồn An Giang Khôi Phục Giống Iều Ở Xứ Cồn

Theo ông Bình, cây iều trước đây là loại rất phổ biến ở địa phương theo kiểu ăn chơi. Do nước lũ, người dân đã chặt bỏ để trồng bắp, cà, sả… nên từ rất lâu không còn nghe ai nhắc đến và cây iều gần như “tiệt chủng”. Trong một lần đi học tập kinh nghiệm làm ăn ở các tỉnh miền Đông, gặp cây iều có cái tên là lạ, ông đã xin giống đem về trồng.

07/11/2014