Duyên Hải (Trà Vinh) Thu Hoạch Vụ Dưa Hấu Sớm

Hiện nay nông dân các ấp 15, 16 xã Long Hữu (Duyên Hải - Trà Vinh) đang bước vào thu hoạch vụ dưa hấu sớm. Tuy nhiên, giá dưa hấu từ 5.500 đồng đến 6.000 đồng/kg được thương lái đặt mua vào trung tuần tháng 11, thì đến khi thu hoạch vào đầu tháng 12 này giá dưa đã sụt giảm mạnh xuống mức 4.000 đồng đến 4.400 đồng/kg.
Vụ dưa hấu sớm năm nay, nông dân xã Long Hữu gieo trồng khoảng 80 ha, giảm hơn 15% so cùng kỳ, tập trung ở 2 ấp 15 và 16; do đây là khu vực đất cao, lại thu hoạch lúa sớm hơn mọi năm nên người dân tranh thủ gieo trồng vụ mưa hấu sớm. Theo kinh nghiệm của người nông dân thì trồng vụ dưa hấu sớm sẽ cho hiệu quả kinh tế cao, do chi phí sản xuất vụ này thấp hơn nhiều so với sản xuất vụ dưa hấu tháng Ba.
Vụ sản xuất dưa hấu sớm năm nay thời tiết khá thuận nên năng suất đạt khá cao, bình quân từ 26 tấn đến 30 tấn/ha. Tuy giá dưa thương phẩm đang ở mức thấp nhưng lợi nhuận thu được cũng từ 60 triệu đến 80 triệu đồng/ha chỉ sau 60 ngày gieo trồng và chăm sóc.
Nguồn bài viết: http://www.travinh.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c0/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3jHQHdHEzcPIwMDV09nAyMv7wALQw9fd4swQ_2CbEdFAJmreaI!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/Web%20Content/portaltravinh/tintucsukien/tinkinhte/nhon+nhip+mua+dua+hau+tet+o+tra+vinh
Có thể bạn quan tâm

Vùng nuôi tôm Mỹ Trung, thuộc thôn Đông Điền, xã Phước Thắng (huyện Tuy Phước - Bình Định), có diện tích hơn 31 ha. Vụ nuôi tôm năm nay, người nuôi tôm ở đây mới thả tôm giống 12 ngày thì tôm bị dịch bệnh chết hàng loạt, đến nay lan rộng trên 23 ha.

Giá tôm nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mấy ngày qua bất ngờ giảm mạnh trong khi xuất khẩu mặt hàng này ở những tháng đầu năm 2014 tiếp tục tăng trưởng tốt, doanh nghiệp đạt lợi nhuận cao.

Sau hơn 1 năm nuôi thử nghiệm, ông Lê Văn Dũng, Chi hội Nghề cá Chợ Vàm (Phú Tân - An Giang), nuôi thành công cá chép giòn, cá trắm giòn trong điều kiện khí hậu, môi trường ở An Giang.

Tính đến cuối tháng 3-2014, chỉ riêng 3 tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là Cà Mau, Sóc Trăng và Trà Vinh đã có trên 5.000 héc ta tôm nuôi bị thiệt hại. Tỉnh Sóc Trăng bị nặng nhất với hơn 30% diện tích tôm thả nuôi đã thất bại hoàn toàn.

Trong khi tình trạng dịch bệnh trên tôm nuôi chưa được khống chế, nhất là bệnh gan tuỵ, nông dân luôn mong chờ nguồn tôm giống đạt chất lượng để giảm mức thấp nhất rủi ro trong quá trình nuôi.