Duy Xuyên Tập Trung Phòng Trừ Sâu Bệnh Bảo Vệ Lúa Đông Xuân

Vụ đông xuân, huyện Duy Xuyên gieo sạ 3.850ha lúa. Do thời tiết ban ngày nắng ấm, lạnh về đêm, sáng sớm có sương mù nên có hàng trăm héc ta lúa ở các xã Duy Hòa, Duy Vinh, Duy Phước, Duy Sơn, Duy Trinh, Duy Tân, Duy Phú và thị trấn Nam Phước bị các loại sâu bệnh phát sinh gây hại, nhất là bệnh đạo ôn gây hại nặng trên 20ha và chuột gây hại trên 13,5ha ở khu vực ven đồi núi.
Huyện Duy Xuyên tập trung chỉ đạo, hỗ trợ 30kg thuốc diệt chuột, 100 cái bẫy, hướng dẫn biện pháp phòng trừ và huy động lực lượng khuyến nông, nông dân ra đồng diệt trừ bệnh đạo ôn cổ bông, cổ gié, đặt bẫy bả diệt chuột, bảo vệ an toàn lúa đông xuân. Mặt khác, địa phương cũng chủ động triển khai phòng chống hạn cho cây lúa đông xuân và vụ hè thu sắp đến, tổ chức nạo vét trạm bơm Cù Bàn bị bồi lấp bể hút, đảm bảo nước tưới cho 60ha lúa của thôn Cù Bàn (xã Duy Châu)…
Có thể bạn quan tâm

Theo Chi cục Thủy sản Bình Thuận (Sở Nông nghiệp & PTNN), tính từ đầu năm 2015 đến ngày 31/7, tổng sản lượng khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh ước đạt 98.201 tấn, bằng 52% kế hoạch năm. Nhìn chung hoạt động đánh bắt trên biển thời gian qua của bà con ngư dân địa phương còn gặp khó khăn, nhất là trong quý I do ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc nên tình trạng tàu nằm bờ khá phổ biến. Kể từ tháng 4 trở lại đây thì thời tiết thuận lợi hơn, do vậy các phương tiện tàu thuyền đã có điều kiện vươn khơi bám biển, đẩy mạnh khai thác vụ cá Nam.

Trồng giống cà tím “Cơm Xanh”, nhưng đến lúc thu hoạch lại bị biến thành giống cà “ngũ sắc”, nhiều hộ dân ở huyện Đông Anh, Hà Nội đã rơi vào tình cảnh trắng tay.

Từ khu đất thùng vũng đấu thầu cách đây hơn 10 năm, anh Lê Đình Hưởng, khu 4, xã Trung Thịnh, huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) đã gây dựng được trang trại tổng hợp cho doanh thu vài tỷ đồng mỗi năm.

Mô hình nuôi cá mụ cọp bằng lồng bè được quản lý và chăm sóc chặt chẽ, cá nuôi phát triển tốt, tại các điểm xây dựng mô hình cá có tỷ lệ sống trên 70%, đạt hiệu quả kinh tế, năng suất cao, có khả năng nhân rộng.

Trong thời gian qua, trên địa bàn TP Đà Lạt (Lâm Đồng) mưa lớn kéo dài làm nhiều diện tích dâu tây bị hư hại, khiến cho sản lượng loại đặc sản này giảm mạnh. Do khan hiếm hàng nên đẩy giá dâu tây lên cao gấp 2-3 lần.