Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Duy trì phát triển các mô hình nuôi cá nước ngọt

Duy trì phát triển các mô hình nuôi cá nước ngọt
Ngày đăng: 25/11/2015

Cá thát lát cườm - mô hình nuôi mới Thời gian qua, huyện Đức Linh vẫn duy trì và giữ ổn định diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

Tuy nhiên, năng suất bình quân hằng năm đạt thấp, chỉ khoảng 2,5 tấn/ha.

Trong đó, đối tượng nuôi chủ yếu là các loại cá thông thường như trắm cỏ, mè, chép, rô phi, trôi…

Mặt khác, tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện những năm qua có xu hướng chậm lại, nguyên nhân do diện tích nuôi phân tán, không tập trung, thị trường tiêu thụ bấp bênh, đối tượng nuôi chưa có sức cạnh tranh cao…

Chính vì vậy, vài năm trở lại đây, huyện Đức Linh đã tìm giải pháp phù hợp để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

Qua nghiên cứu, tham khảo và dựa trên tình hình thực tế, địa phương đã lựa chọn con cá thát lát cườm- một mô hình mới để phát triển và coi đây là hướng đi phù hợp nhất.

Nhằm tạo nguồn nguyên liệu tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu, khai thác hợp lý tiềm năng mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản.

Ngoài ra, mô hình này còn khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, tiêu thụ, chế biến cá thát lát; tạo việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống người dân.

Chia sẻ với chúng tôi về mô hình nuôi mới này, ông Trương Quang Đến - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Đức Linh cho biết, từ năm 2014 huyện triển khai mô hình nuôi cá thát lát cườm, kết hợp cá sặt rằn.

Mục đích tạo điều kiện cho các hộ nắm bắt quy trình kỹ thuật, phương pháp ươm nuôi trong giai lưới.

Theo đó, Phòng Nông nghiệp huyện đã phối hợp với UBND thị trấn Đức Tài tiến hành chọn hộ ông Nguyễn Mậu Nguyệt (khu phố 6, thị trấn Đức Tài) có đủ điều kiện về ao nuôi, khả năng thực hiện thành công mô hình.

Khó khăn về thức ăn cho cá Con giống cung cấp cho hộ nuôi có chất lượng tốt, được lấy từ trại cá giống ở TP. Cần Thơ.

Trước khi thả cá vào ao nuôi, cá giống được ươm nuôi trong giai lưới với thời gian 1 tháng nhằm chủ động việc chăm sóc, quản lý, hạn chế hao hụt.

Mật độ thả nuôi 5 con/m2 đối với cá thát lát và ghép với cá sặt rằn 4 con/m2.

Theo ông Nguyệt, cá thát lát chủ yếu ăn cá tạp và một lượng ít với cám viên.

Đây cũng chính là hạn chế về trọng lượng cá nuôi sau 6 tháng từ khi thả giống đến thu hoạch (bình quân 0,3 kg/con).

Cá nuôi đạt trọng lượng bình quân thấp bởi các hộ nuôi đầu tư thức ăn không đủ theo nhu cầu của cá.

Đại diện Phòng Nông nghiệp huyện cho biết thêm, do đây là đối tượng nuôi mới nên quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn.

Việc cải tạo ao, chuẩn bị giai lưới chưa đảm bảo, số lượng, chất lượng, thời gian cho ăn trong ngày chưa đầy đủ, cá nuôi thất thoát trong quá trình chăm sóc, quản lý...

Khả năng kinh tế của các hộ nuôi chưa đáp ứng nhu cầu thức ăn cho cá nuôi, thức ăn cung cấp còn ít so với chỉ tiêu kỹ thuật.

Đồng thời nhiều hộ chưa mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, thức ăn, còn e ngại với đối tượng nuôi mới.

Hiện nay, cá thát lát cườm đã trở thành một loại đặc sản trên địa bàn huyện Đức Linh.

Việc nuôi cá nước ngọt trên địa bàn huyện nói chung và nuôi cá thát lát cườm nói riêng là mô hình nuôi đang phát huy hiệu quả, thị trường tiêu thụ ổn định, phù hợp điều kiện tại địa phương.

Đặc biệt, theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp địa phương, Đức Linh có điều kiện ao nuôi, môi trường sinh thái phù hợp với đặc tính sinh trưởng và phát triển của cá thát lát cườm.

Ngoài ra, ghi nhận bước đầu có hiệu quả tại khâu ươm nuôi trong giai lưới.

Điều quan trọng là để duy trì, phát triển nó, địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền, giúp người nuôi thủy sản nắm bắt, mạnh dạn đầu tư.

Mặt khác, nhân rộng mô hình nhằm tăng năng suất, sản lượng thủy sản tại địa phương trong thời gian tới.


Có thể bạn quan tâm

Gặt lúa nơi xứ người Gặt lúa nơi xứ người

Ngày mùa, trên cánh đồng nặng trĩu lúa vàng ở Gio Quang (huyện Gio Linh, Quảng Trị) càng thêm nhộn nhịp trong âm thanh rền vang từ những chiếc máy gặt đập liên hợp hoạt động liên tục. Cơ giới hóa trong nông nghiệp thực sự đã đem lại nhiều tiện ích và hiệu quả to lớn cho người nông dân.

04/06/2015
Hồ tiêu được mùa, được giá Hồ tiêu được mùa, được giá

Những ngày này, người trồng tiêu trên địa bàn tỉnh rất phấn khởi vì hồ tiêu vừa được mùa vừa được giá.

04/06/2015
Krông Nô khảo nghiệm thành công nhiều giống lúa chất lượng cao Krông Nô khảo nghiệm thành công nhiều giống lúa chất lượng cao

Trong vụ đông xuân vừa qua, Phòng Nông nghiệp – PTNT huyện Krông Nô đã đưa trồng khảo nghiệm thành công 7 giống lúa mới là AC5, TL6, LH12, HBO2, Nam Định 5, Thiên ưu 8, thảo dược Vĩnh Hòa (VH1), thu hút 35 hộ dân đã tham gia và đưa lại năng suất, chất lượng cao.

04/06/2015
Vùng quy hoạch chăn nuôi tập trung dân chưa mặn mà Vùng quy hoạch chăn nuôi tập trung dân chưa mặn mà

Với đàn heo khoảng 1,5 triệu con, đàn gà gần 14 triệu con, Đồng Nai được xem là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nước. Từ năm 2008, tỉnh đã quy hoạch các vùng khuyến khích chăn nuôi tập trung để quản lý tốt vấn đề môi trường và kiểm soát về dịch bệnh.

04/06/2015
Tái tạo san hô để bảo vệ tôm hùm giống Tái tạo san hô để bảo vệ tôm hùm giống

Trước nguy cơ cạn kiệt nguồn tôm hùm giống, Trường Đại học Nha Trang đang triển khai đề tài: “Đánh giá tác động của nghề khai thác tôm hùm giống đến cảnh quan môi trường và nguồn lợi vịnh Nha Trang”.

04/06/2015