Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Duy Trì Hoạt Động Nhân Giống Lúa

Duy Trì Hoạt Động Nhân Giống Lúa
Ngày đăng: 22/11/2014

An Giang là tỉnh sản xuất lúa lớn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, năng suất và sản lượng lúa không ngừng gia tăng, đã góp phần quan trọng phục vụ xuất khẩu và bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Thành công này có phần đóng góp không nhỏ của công tác khuyến nông, đó là chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tăng thu nhập cho nông dân.

Vụ đông xuân 2012 – 2013, Trung tâm Khuyến nông An Giang đã tổ chức trình diễn các giống lúa triển vọng ở 11 huyện, thị xã, thành phố, với 10 - 12 giống lúa/điểm trình diễn, nhằm giới thiệu các giống lúa mới, có tiềm năng về năng suất, đồng thời có tính chống chịu sâu bệnh. Đây cũng là cơ sở để nông dân đánh giá, chọn giống thích nghi với điều kiện canh tác tại địa phương, là cơ sở để khuyến cáo, giới thiệu trong cơ cấu giống lúa của tỉnh.

Vụ đông xuân 2012 - 2013, Trung tâm Khuyến nông An Giang đã tổ chức hội thảo, tuyên truyền vận động nông dân xuống giống theo lịch khuyến cáo của ngành Nông nghiệp, chọn các giống lúa có phẩm chất tốt để canh tác, hạn chế sử dụng giống IR50404. Qua điều tra cơ cấu giống của tỉnh trong vụ đông xuân 2012 - 2013, nông dân sử dụng chủ yếu các giống lúa chất lượng cao, như: OM6976 (21,1%), OM4218 (11,6%), Jasmine (11,7%), nếp (9,1%),...

Riêng, giống IR50404 tuy khuyến cáo hạn chế sử dụng (

Vụ đông xuân 2012 - 2013 có khoảng 200 tổ nhân giống, với diện tích trên 7.000 héc-ta, các giống lúa chủ lực được nhân là: OM6976, Jasmine, OM4218, OM4900, OM2517,… ước sản lượng giống xác nhận đạt được sẽ phục vụ 90% nhu cầu sản xuất lúa hàng hóa của tỉnh.

Thông qua Dự án “Xã hội hóa giống lúa tỉnh An Giang” giai đoạn 2011 – 2013, vụ đông xuân 2012 – 2013, toàn tỉnh đã thực hiện nhân 46 héc-ta giống nguyên chủng từ sự hỗ trợ nguồn giống siêu nguyên chủng (50% giá giống), cung cấp thêm một phần lượng giống nguyên chủng (cộng đồng) cho địa phương.

Dự án còn hỗ trợ chi phí kiểm định kiểm nghiệm giống xác nhận của các tổ, cơ sở kinh doanh giống (mức hỗ trợ 30% chi phí) 183,5 héc-ta kiểm định, kiểm nghiệm 60 mẫu. Qua đó, chất lượng lúa giống ngày càng được nâng cao, các tổ giống hoạt động mạnh hướng đến việc “thương mại hóa giống lúa”.

Trung tâm Khuyến nông An Giang còn thực hiện trình diễn một số loại phân bón hữu cơ, phân vi sinh, giúp nông dân có thêm thông tin để chọn lựa loại phân bón trong sản xuất lúa có hiệu quả, hướng đến canh tác bền vững. Thử nghiệm một số mô hình canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính: Mô hình tưới ngập khô xen kẽ, tưới ngập khô xen kẽ + xử lý Tricho.

Vụ lúa vụ hè thu và thu đông 2013, tiếp tục thực hiện trình diễn các giống lúa có triển vọng, duy trì hoạt động nhân giống với kế hoạch thực hiện 5.500 héc-ta trong vụ hè thu và 4.500 héc-ta vụ thu đông, đảm bảo đủ lượng giống phục vụ sản xuất từng vụ của năm 2013. Giống được nhân là các loại giống chủ lực của tỉnh, như: OM6976, OM5451, OM4218, OM2514, OM4900.

Năm 2014, diện tích nhân giống lúa cộng đồng duy trì ở mức cao, với trên 25.540 héc-ta/năm, trong đó tổ giống trên 20.000 héc-ta và cá nhân tự sản xuất hơn 5.560 héc-ta, với tổng sản lượng gần 170.000 tấn và khả năng cung cấp khoảng 90% nhu cầu giống cho sản xuất.

Trung tâm Kiểm định – Kiểm nghiệm giống nông nghiệp An Giang kiểm định trên 2.430 héc-ta giống xác nhận và nguyên chủng, với 800 mẫu. Thực tế cho thấy, nông dân sản xuất lúa giống bán giá cao hơn từ 500 đồng – 3.000 đồng/kg, hiệu quả kinh tế cao hơn sản xuất lúa hàng hóa từ 10 – 17 triệu đồng/héc-ta.

“Tỉnh hiện có 32 cơ sở sản xuất - kinh doanh lúa giống có nhãn hiệu hàng hóa, với tổng diện tích trên 2.420 héc-ta. Ngoài ra, còn ký hợp đồng với nông dân làm “vệ tinh” của hệ thống thu mua trên 1.718 héc-ta”.

Nguồn bài viết: http://www.baoangiang.com.vn/An-Giang-24-Gio/Thoi-su/Duy-tri-hoat-ong-nhan-giong-lua.html


Có thể bạn quan tâm

Hiện Tượng Chặt Cao Su Cần Thông Tin Rõ Để Nông Dân Bình Tĩnh Hiện Tượng Chặt Cao Su Cần Thông Tin Rõ Để Nông Dân Bình Tĩnh

Ông Phạm Đồng Quảng - Phụ trách Cục Trồng trọt cho biết, trong 6 tháng đầu năm, diện tích cao su chặt thanh lý và chuyển đổi trên cả nước là 3.856 ha, trong đó có 3.123 cao su già cỗi hoặc bị bão không phục hồi được phải chặt để tái canh.

15/07/2014
Huyện Nông Cống Nhiều Giải Pháp Phát Triển Thủy Sản Theo Hướng Bền Vững Huyện Nông Cống Nhiều Giải Pháp Phát Triển Thủy Sản Theo Hướng Bền Vững

Hiện các tiến bộ khoa học - kỹ thuật về giống thủy sản ngày càng được ứng dụng rộng rãi vào sản xuất góp phần nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm thủy sản của huyện. 7 tháng đầu năm 2014, sản lượng thủy sản ước đạt 1.150 tấn.

01/08/2014
Triển Khai Nhanh Mô Hình Liên Kết Tiêu Thụ Lúa Gạo Triển Khai Nhanh Mô Hình Liên Kết Tiêu Thụ Lúa Gạo

Những mô hình này đã tổ chức sản xuất, nâng cao hiệu quả, giá trị của hạt gạo, góp phần làm thay đổi tập quán sản xuất nhỏ lẻ, manh mún lâu nay của người dân. Phó thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương và bộ ngành tập trung chỉ đạo thực hiện để đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp sớm đi vào cuộc sống một cách có hiệu quả nhất.

15/07/2014
Mô Hình Sử Dụng Thức Ăn Lên Men Lỏng Chăn Nuôi Lợn Thịt Phát Huy Hiệu Quả Mô Hình Sử Dụng Thức Ăn Lên Men Lỏng Chăn Nuôi Lợn Thịt Phát Huy Hiệu Quả

Với mục tiêu giúp các hộ chăn nuôi giảm tỷ lệ tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng trọng, giảm chi phí thức ăn khoảng 10-15%, từ đó nâng cao giá trị sản xuất trong chăn nuôi lợn, năm 2014, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã phối hợp với trạm khuyến nông các huyện Hoằng Hóa, Đông Sơn, Vĩnh Lộc, tổ chức thực hiện mô hình chăn nuôi lợn thịt sử dụng thức ăn lên men lỏng, tại 46 hộ thuộc 3 huyện trên, với quy mô 5-10 con/hộ.

01/08/2014
Long An Nuôi Tôm Chân Trắng Lãi 500 Triệu Đồng Mỗi Ha Long An Nuôi Tôm Chân Trắng Lãi 500 Triệu Đồng Mỗi Ha

Hiện nay, các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ và Châu Thành, tỉnh Long An đã thu hoạch xong 2.780ha tôm, đạt hơn 80% diện tích nuôi. Nông dân lãi từ 250 đến 350 triệu đồng/ha, có hộ lãi hơn 500 triệu đồng/ha.

15/07/2014