Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Duy trì chất lượng đặc thù của sản phẩm giải pháp phát triển bền vững thương hiệu cam Cao Phong

Duy trì chất lượng đặc thù của sản phẩm giải pháp phát triển bền vững thương hiệu cam Cao Phong
Ngày đăng: 18/05/2015

Cam Cao Phong là sản phẩm đầu tiên và duy nhất của tỉnh đã đăng ký bảo hộ thành công chỉ dẫn địa lý (CDĐL). Cụ thể, có 4 giống cam được bảo hộ CDĐL “Cao Phong” gồm: CS1 (cam lòng vàng), Xã Đoài lùn, Xã Đoài cao và cam Canh. Trao đổi về kết quả này, Thạc sỹ Bùi Kim Đồng, Trung tâm nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp, Viện cây lương thực và cây thực phẩm cho biết: Mặc dù đều có nguồn gốc di thực nhưng các giống cam trồng tại huyện Cao Phong phù hợp với điều kiện khí hậu, nông hóa và thổ nhưỡng nên vẫn duy trì được những đặc tính di truyền tốt của giống gốc, thậm chí còn thể hiện một số ưu thế về chất lượng (mọng nước, ngọt, hình thái đẹp) được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Đây chính là cơ sở để Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm cam.

Cũng theo Thạc sỹ Bùi Kim Đồng: Cùng với những cơ hội chưa từng có, nhiều thách thức đang đặt ra đối với sản phẩm cam Cao Phong mang chỉ dẫn địa lý. Trong đó, thách thức hàng đầu là duy trì được chất lượng đặc thù của sản phẩm. Chất lượng đặc thù được xem là yếu tố quan trọng của sản phẩm chỉ dẫn địa lý, mang lại ưu thế cạnh tranh và quyết định đến sự sống còn của sản phẩm trên thị trường. Nguy cơ suy giảm chất lượng sản phẩm đối với cam Cao Phong có thể xảy ra theo hai chiều hướng.

Một là: CDĐL làm tăng hiệu quả kinh tế, người sản xuất vì lý do lợi nhuận có thể sử dụng tem nhãn CDĐL cho cả những sản phẩm không đủ tiêu chuẩn chất lượng hoặc sử dụng các biện pháp thâm canh tăng năng suất làm thay đổi chất lượng đặc thù của sản phẩm. Điều này sẽ làm mất uy tín của sản phẩm trên thị trường và giảm lượng người tiêu dùng. Hai là: Chất lượng đặc thù của cam Cao Phong chỉ duy trì được khi trồng tại vùng bảo hộ, nếu mở rộng sản xuất ngoài khu vực địa lý được xác định, tính đồng đều về chất lượng đặc thù sẽ không duy trì được.

Được biết, vùng CDĐL được bảo hộ cho sản phẩm cam Cao Phong gồm địa bàn thị trấn Cao Phong, các xã Tây Phong, Bắc Phong, Dũng Phong, Tân Phong và Thu Phong. Sản phẩm chỉ duy trì được chất lượng đặc thù khi trồng tại khu vực địa lý này, tức trồng trên các đồi thấp và tương đối bằng phẳng độ dốc <10O; đất trồng phải là đất Feralit phát triển trên đá macma axit có màu vàng nâu, dày trên 1,2m hoặc đất Feralit phát triển trên đá vôi, có màu vàng nâu nhạt, thoát nước tốt, dày trên 1,3m.

Chất lượng của cam Cao Phong đăng ký CDĐL được xây dựng dựa trên các phân tích cảm quan và sinh hóa, so sánh với một số sản phẩm cùng loại. Trong đó, chất lượng cảm quan của các sản phẩm được mô tả: Cam CS1 có vỏ quả và tép màu vàng đậm, vỏ quả nhẵn, núi tinh dầu lộ rõ; mùi thơm đặc trưng, mọng nước, vị ngọt đậm; hình dáng quả cầu đều. Cam Xã Đoài lùn mọng nước, thơm; quả hình cầu đều, màu vàng cam; vỏ nhẵn, túi tinh dầu lộ rõ; tép màu vàng nhạt; vị ngọt. Cam Xã Đoài cao mọng nước, thơm, quả hình cầu đều hơi lồi về cuối; vỏ quả màu vàng cam và nhẵn, túi tinh dầu nhìn rõ; tép màu vàng nhạt; vị ngọt.

Cam Canh vỏ nhẵn và mỏng; mọng nước; quả hình cầu dẹt; vỏ đỏ vàng (khi chín); túi tinh dầu không rõ; múi ít hạt, vách múi dai nhưng dễ tan, ít xơ bã; vị ngọt mát. Cùng với những đặc điểm trên, chất lượng sinh hóa và cơ lý của cam Cao Phong cũng được nêu rõ trong bảng đăng ký chất lượng tiêu chuẩn. Đây chính là cơ sở để quản lý chất lượng sản phẩm khi đưa ra thị trường và chống các hành vi làm sai lệch chất lượng đã đăng ký.

Về định hướng phát triển thương hiệu Cam Cao Phong, ông Phạm Văn Long, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong cho biết: Cùng với quyết tâm phát triển thương hiệu cam Cao Phong, huyện sẽ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó giải pháp trọng tâm là duy trì chất lượng đặc thù của sản phẩm, sử dụng và bảo vệ tốt CDĐL giúp củng cố vị thế của sản phẩm trên thị trường. Trong những năm tiếp theo, huyện Cao Phong tiếp tục xác định cây cam là cây trồng mũi nhọn trong sản xuất hàng hóa của huyện. Định hướng đến năm 2017, toàn huyện duy trì diện tích cam 1.500 ha, sản lượng hàng năm đạt trên 20.000 tấn, giá trị thu nhập trên 500 triệu đồng/ha.


Có thể bạn quan tâm

Ngao Chết Trên Diện Rộng Ở Tiền Hải (Thái Bình) Ngao Chết Trên Diện Rộng Ở Tiền Hải (Thái Bình)

Từ ngày 31/7 đến nay, tại 2 huyện Thái Thụy và Tiền Hải (Thái Bình) đã xảy ra hiện tượng ngao nuôi bị chết. Ngay sau khi nhận được thông tin từ phía địa phương, Chi cục Nuôi trồng thủy sản (NTTS) và các đơn vị liên quan đã phối hợp đi kiểm tra tình hình thực tế tại các xã có diện tích nuôi ngao.

21/08/2014
Bến Tre Xây Dựng, Quảng Bá Thương Hiệu Cho Tôm Khô, Cá Khô Bến Tre Xây Dựng, Quảng Bá Thương Hiệu Cho Tôm Khô, Cá Khô

An Thủy (Ba Tri) và Bình Thắng (Bình Đại) được xem là 2 làng nghề thủy sản đặc trưng của Bến Tre. Hàng năm, một lượng lớn sản phẩm thủy sản được sản xuất và bán đi nhiều nơi trong và ngoài tỉnh, nhưng giá trị kinh tế lại không cao. Một trong những nguyên nhân chính là hầu hết sản phẩm của làng nghề được bán đại trà, không có thương hiệu riêng.

21/08/2014
Mô Hình Nuôi Thỏ New Zealand Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mô Hình Nuôi Thỏ New Zealand Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Thực hiện dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ (KH-CN) xây dựng mô hình nuôi thỏ New Zealand”, tháng 8 năm 2013, Sở KH-CN đã hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật phát triển mô hình nuôi thỏ cho gia đình chị Đỗ Thị Thảo, ở khu phố 3, thị trấn Nga Sơn (Thánh Hóa).

21/08/2014
Long Phú (Sóc Trăng) Hướng Đến Các Mô Hình Nuôi Bò Sữa Nông Hộ Long Phú (Sóc Trăng) Hướng Đến Các Mô Hình Nuôi Bò Sữa Nông Hộ

Theo kế hoạch dự án, đàn bò sữa của tỉnh Sóc Trăng sẽ tăng từ 4.700 con lên 17.800 con, sản lượng sữa từ 6.000 tấn/năm hiện nay lên 23.000 tấn/năm. Để có kết quả như vậy, không chỉ ở các vùng trọng điểm, các địa phương khác cũng sẽ phát triển mô hình này và huyện Long Phú là vùng rất có tiềm năng.

21/08/2014
Toàn Tỉnh Có 53 Trại Chăn Nuôi Gia Cầm Gia Công Toàn Tỉnh Có 53 Trại Chăn Nuôi Gia Cầm Gia Công

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, trong 82 trang trại chăn nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh có đến 53 trại chăn nuôi gia công; số lượng chăn nuôi theo quy mô trang trại chiếm khoảng 51% (với số lượng trên 1,6 triệu con) trong tổng số đàn gia cầm của tỉnh.

21/08/2014