Đường Tồn Kho, Mía Giảm Giá

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, cả nước hiện tồn kho khoảng 350.000 tấn đường, tăng gấp đôi so cùng kỳ năm 2013.
Hiện nay các nhà máy đường ở ĐBSCL đã vào vụ mía mới (2014-2015). Tuy nhiên lượng đường sản xuất ra đang báo động tồn kho tăng dần, do gặp cạnh tranh giá dữ dội với đường Thái Lan nhập lậu. Các nhà máy đường bán sỉ 12.500 đồng/kg, nhưng vẫn khó bán ra vì giá đường nhập lậu về tới Cần Thơ bán 11.500 đồng/kg.
Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, cả nước hiện tồn kho khoảng 350.000 tấn đường, tăng gấp đôi so cùng kỳ năm 2013. Áp lực đường tồn kho và cạnh tranh khiến giá đường giảm bình quân 2.000 đồng/kg, đồng thời kéo giá mía giảm theo bình quân 50 đồng/kg so cùng kỳ năm ngoái.
Ông Nguyễn Hoàng Ngoan, Phó Tổng giám đốc Cty Mía đường Cần Thơ (CASUCO), cho biết: Do nước lũ đầu nguồn đổ về, vùng trồng mía tại huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) phải thu hoạch gấp rút trước khi nước dâng lên. Thương lái mua mía tại ruộng giống ROC16 đạt chữ đường cao giá 850-870 đồng/kg. Tại nhà máy đường Phụng Hiệp thu mua mía 10 chữ đường (CCS) 880 đồng/kg, tại nhà máy đường Vị Thanh thu mua 905 đồng/kg.
Trong những năm qua, ĐBSCL có vùng mía nguyên liệu 50.000 ha. Chỉ vì giá mía suy giảm nên vụ mía năm nay toàn vùng giảm 6.500 ha. Trong đó tỉnh Hậu Giang có 14.000 ha mía, vụ này giảm 1.400 ha.
Có thể bạn quan tâm

Sau khi thực hiện thành công dự án "Phát triển đàn cá tra bố mẹ hậu bị tốt" Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã phát tán 5.600 cá tra bố mẹ hậu bị có lý lịch rõ ràng, ngoại hình hoàn chỉnh, không đồng huyết, cận huyết cho 3 cơ sở sản xuất cá tra bột trong tỉnh và sẵn sàng cung cấp tiếp 4.000 con cho các cơ sở sản xuất cá tra bột có yêu cầu thay đổi đàn cá bố mẹ, nhằm tạo đàn cá bố mẹ hậu bị tốt để cung cấp con giống chất lượng cao cho ngư dân thả nuôi, góp phần hạ giá thành, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm cá tra An Giang.

200/223 hộ dân ở thôn Gò Găng, xã Long Sơn (TP.Vũng Tàu) sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản trên sông Chà Và. Những bè cá bồng bềnh trên sông nước, những cọc hàu cắm sâu vào lòng sông đã và đang đem lại cho người dân nơi đây cơ hội kiếm sống, nuôi con ăn học, xây nhà…

Vụ nuôi tôm gần đây, toàn huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã có 122 hộ nuôi tôm trên ruộng, với tổng diện tích 752,8 ha (giảm 55,2 ha so năm trước). Đến nay, hầu hết các hộ nuôi đã cơ bản thu hoạch dứt điểm, đạt tổng sản lượng hơn 903 tấn tôm càng xanh thương phẩm. Trong đó, có trên 560 tấn tôm thịt và 343 tấn tôm trứng.

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) Bà Rịa - Vũng Tàu đã thực hiện mô hình nuôi tôm sú luân canh trên nền ruộng muối tại hộ gia đình ông Huỳnh Văn Thuyết ở ấp An Thạnh, xã An Ngãi, huyện Long Điền với quy mô 1000 m2.

Ngoài cây cao su, những năm gần đây huyện Sông Hinh (Phú Yên) chú trọng mở rộng diện tích trồng cây ca cao, trong đó có mô hình trồng ca cao dưới tán rừng, mở đầu cho một dự án quy mô lớn, có diện tích hàng trăm hecta, nhằm nâng cao đời sống nhân dân trong vùng hưởng lợi và tích cực bảo vệ rừng.