Đường Tồn Kho, Mía Giảm Giá

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, cả nước hiện tồn kho khoảng 350.000 tấn đường, tăng gấp đôi so cùng kỳ năm 2013.
Hiện nay các nhà máy đường ở ĐBSCL đã vào vụ mía mới (2014-2015). Tuy nhiên lượng đường sản xuất ra đang báo động tồn kho tăng dần, do gặp cạnh tranh giá dữ dội với đường Thái Lan nhập lậu. Các nhà máy đường bán sỉ 12.500 đồng/kg, nhưng vẫn khó bán ra vì giá đường nhập lậu về tới Cần Thơ bán 11.500 đồng/kg.
Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, cả nước hiện tồn kho khoảng 350.000 tấn đường, tăng gấp đôi so cùng kỳ năm 2013. Áp lực đường tồn kho và cạnh tranh khiến giá đường giảm bình quân 2.000 đồng/kg, đồng thời kéo giá mía giảm theo bình quân 50 đồng/kg so cùng kỳ năm ngoái.
Ông Nguyễn Hoàng Ngoan, Phó Tổng giám đốc Cty Mía đường Cần Thơ (CASUCO), cho biết: Do nước lũ đầu nguồn đổ về, vùng trồng mía tại huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) phải thu hoạch gấp rút trước khi nước dâng lên. Thương lái mua mía tại ruộng giống ROC16 đạt chữ đường cao giá 850-870 đồng/kg. Tại nhà máy đường Phụng Hiệp thu mua mía 10 chữ đường (CCS) 880 đồng/kg, tại nhà máy đường Vị Thanh thu mua 905 đồng/kg.
Trong những năm qua, ĐBSCL có vùng mía nguyên liệu 50.000 ha. Chỉ vì giá mía suy giảm nên vụ mía năm nay toàn vùng giảm 6.500 ha. Trong đó tỉnh Hậu Giang có 14.000 ha mía, vụ này giảm 1.400 ha.
Có thể bạn quan tâm

“Trong tương lai, Lào Cai sẽ hình thành vùng chuyên canh sản xuất cá đặc sản khi nhu cầu tăng mạnh từ lĩnh vực du lịch phát triển” - đó là nhận định của ông Trần Minh Sáng, Giám đốc Trung tâm Thủy sản tỉnh.

Khi các cánh đồng lúa ở Đông Hải (Tiên Yên - Quảng Ninh) chín vàng, nông dân hồ hởi ra đồng gặt lúa, thì nhiều người nuôi tôm ở xã lại canh cánh nỗi lo mùa tôm “chín”. Với nhiệt độ thời tiết lên đến 40 độ C đã biến nhiều ao đầm nuôi tôm nơi đây thành những chảo nước nóng khổng lồ, luộc chín những con tôm. Đa phần các hộ vội vàng bán tôm non vì sợ dịch...

Sau khi được Nhà nước hỗ trợ khu tái định cư ở ấp Phước Thiện, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh chỉ vọn vẹn gần 01ha đất (gồm 0,5ha diện tích mặt nước để nuôi thủy sản, còn lại là đất nền nhà và đất trồng cây rừng), cuộc sống của vợ chồng ông Ngô Oanh Rương gặp rất nhiều khó khăn.

Ngày 19.7, ông Trần Kim Dương, Phó Chi cục trưởng Phụ trách Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Sở NN&PTNT), cho biết: Đến nay, ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh Bình Định đã thành lập 369 tổ, đội đoàn kết khai thác thủy sản trên biển với 1.424 tàu cá tham gia.

Nhiều năm qua, ngành hàng tôm luôn có giá trị cao trong nhóm đầu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu (XK). Người dân chuyển đổi sản xuất theo nghề nuôi tôm từng làm giàu, đời sống sung túc. Thế nhưng từ đầu năm đến nay trước những thay đổi bởi thời tiết bất thường, dịch bệnh và thị trường XK sụt giảm, trong khi tôm nguyên liệu gặp cạnh tranh giảm giá đã đẩy người nuôi tôm lâm vào thế khó.