Đường Tồn Kho, Mía Giảm Giá

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, cả nước hiện tồn kho khoảng 350.000 tấn đường, tăng gấp đôi so cùng kỳ năm 2013.
Hiện nay các nhà máy đường ở ĐBSCL đã vào vụ mía mới (2014-2015). Tuy nhiên lượng đường sản xuất ra đang báo động tồn kho tăng dần, do gặp cạnh tranh giá dữ dội với đường Thái Lan nhập lậu. Các nhà máy đường bán sỉ 12.500 đồng/kg, nhưng vẫn khó bán ra vì giá đường nhập lậu về tới Cần Thơ bán 11.500 đồng/kg.
Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, cả nước hiện tồn kho khoảng 350.000 tấn đường, tăng gấp đôi so cùng kỳ năm 2013. Áp lực đường tồn kho và cạnh tranh khiến giá đường giảm bình quân 2.000 đồng/kg, đồng thời kéo giá mía giảm theo bình quân 50 đồng/kg so cùng kỳ năm ngoái.
Ông Nguyễn Hoàng Ngoan, Phó Tổng giám đốc Cty Mía đường Cần Thơ (CASUCO), cho biết: Do nước lũ đầu nguồn đổ về, vùng trồng mía tại huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) phải thu hoạch gấp rút trước khi nước dâng lên. Thương lái mua mía tại ruộng giống ROC16 đạt chữ đường cao giá 850-870 đồng/kg. Tại nhà máy đường Phụng Hiệp thu mua mía 10 chữ đường (CCS) 880 đồng/kg, tại nhà máy đường Vị Thanh thu mua 905 đồng/kg.
Trong những năm qua, ĐBSCL có vùng mía nguyên liệu 50.000 ha. Chỉ vì giá mía suy giảm nên vụ mía năm nay toàn vùng giảm 6.500 ha. Trong đó tỉnh Hậu Giang có 14.000 ha mía, vụ này giảm 1.400 ha.
Có thể bạn quan tâm

Đây được xem là mô hình sản xuất đơn giản, thời gian thu hoạch ngắn và cho hiệu quả kinh tế khá cao, thích hợp với những hộ ít hoặc không đất sản xuất.

Ông Đ cho biết, năm nay ươm 10 ngàn cây sưa đỏ, dù chưa đến mùa xuống giống nhưng đã bán được 7.000 bầu... Sưa đỏ được trồng mật độ 3x3m. Nếu làm phép tính đơn giản 1 ha trồng được khoảng 1.800 cây, sau 6 năm (bằng thời gian kiến thiết cơ bản của cây cao su) thì sẽ bán được 35-40 tỷ đồng.

Giá trái ca cao tươi bán tại vườn hiện nay có mức từ 5.000 - 5.200 đồng/kg, tăng khoảng 2.000 đồng/kg so cùng kỳ năm ngoái. Dự kiến, giá ca cao sẽ tiếp tục đứng ở mức cao, vì theo dự báo của Tổ chức Ca cao quốc tế (ICO), các nguồn cung cấp ca cao toàn cầu đang trải qua thời kỳ thiếu hụt dài nhất trong vòng hơn 5 thập kỷ qua.

Ông Bùi Đăng Hưng, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long tỉnh Bình Thuận, vừa cho biết, thanh long Bình Thuận vẫn được xuất khẩu bình thường sang Trung Quốc và các thị trường khác.

Bằng mô hình sản xuất đa canh kết hợp (lúa + vườn + ao + chuồng), bà Nguyễn Thị The (ngụ ấp Vĩnh Thắng, xã Vĩnh Khánh) thu bạc tỷ mỗi năm, khiến bạn nhà nông bắt chước làm theo. Điều đáng nể hơn, sản xuất từ vùng kinh tế mới giúp bà giàu có, trở thành “Nông dân giỏi” của huyện Thoại Sơn và tỉnh An Giang nhiều năm liền.