Đường Tồn Kho, Mía Giảm Giá

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, cả nước hiện tồn kho khoảng 350.000 tấn đường, tăng gấp đôi so cùng kỳ năm 2013.
Hiện nay các nhà máy đường ở ĐBSCL đã vào vụ mía mới (2014-2015). Tuy nhiên lượng đường sản xuất ra đang báo động tồn kho tăng dần, do gặp cạnh tranh giá dữ dội với đường Thái Lan nhập lậu. Các nhà máy đường bán sỉ 12.500 đồng/kg, nhưng vẫn khó bán ra vì giá đường nhập lậu về tới Cần Thơ bán 11.500 đồng/kg.
Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, cả nước hiện tồn kho khoảng 350.000 tấn đường, tăng gấp đôi so cùng kỳ năm 2013. Áp lực đường tồn kho và cạnh tranh khiến giá đường giảm bình quân 2.000 đồng/kg, đồng thời kéo giá mía giảm theo bình quân 50 đồng/kg so cùng kỳ năm ngoái.
Ông Nguyễn Hoàng Ngoan, Phó Tổng giám đốc Cty Mía đường Cần Thơ (CASUCO), cho biết: Do nước lũ đầu nguồn đổ về, vùng trồng mía tại huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) phải thu hoạch gấp rút trước khi nước dâng lên. Thương lái mua mía tại ruộng giống ROC16 đạt chữ đường cao giá 850-870 đồng/kg. Tại nhà máy đường Phụng Hiệp thu mua mía 10 chữ đường (CCS) 880 đồng/kg, tại nhà máy đường Vị Thanh thu mua 905 đồng/kg.
Trong những năm qua, ĐBSCL có vùng mía nguyên liệu 50.000 ha. Chỉ vì giá mía suy giảm nên vụ mía năm nay toàn vùng giảm 6.500 ha. Trong đó tỉnh Hậu Giang có 14.000 ha mía, vụ này giảm 1.400 ha.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 22-8, Bộ Tài chính cho biết, Thứ trưởng Trần Xuân Hà vừa ký ban hành Thông tư số 114/2014/TT-BTC hướng dẫn cấp bù lãi suất do thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7-7-2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.

Năm nay là năm thứ 3 na ở đây được mùa, được giá. Diện tích na ở hai huyện Chi Lăng và Hữu Lũng có khoảng 1.300ha, sản lượng trung bình đạt trên 6.000 tấn/năm. Đây là vùng na lớn nhất các tỉnh phía Bắc.

Với 2 hồ nuôi được xây dựng có kích thước 5 x 4 x 0,8 m/hồ, ban đầu thả 300 kg lươn, tương đương với 6.000 con giống. Sau 5 tháng thả nuôi, thu hoạch được 1,4 tấn, bán với giá 135 ngàn đồng/kg, sau khi trừ tất cả chi phí lãi gần 60 triệu đồng.

Xã An Nông (Tịnh Biên - An Giang) chuyển đổi phương pháp nuôi bò, thay vì làm theo cách tập quán, nhiều nông dân mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật để nuôi vỗ béo và bán bò thịt. Mô hình mang lại hiệu quả nhiều mặt, giảm chi phí, công sức lao động và đảm bảo môi trường chăn thả, vừa cho lợi nhuận kinh tế cao.

Ngày 18/8/2014, công ty Bayer Việt Nam, Nhánh Thuốc Thú y và Thủy sản đã tổ chức chương trình “Cảm ơn Cha Mẹ” tại Sóc Trăng.