Được Mùa Vụ Dưa Hấu Cuối Năm

Với giá bán 3.800-6.000 đồng/kg dưa hấu, vụ dưa hấu cuối cùng trong năm của bà con đất cồn (thuộc xã An Thủy - Ba Tri, Bến Tre) được đánh giá là có lãi khá cao. Do đặc thù của vùng đất, từ nhiều năm nay, bà con đất cồn không trồng vụ dưa hấu Tết vì “đụng hàng” với dưa của miền Đông và các tỉnh lân cận.
Về đất cồn trong những ngày này, chúng tôi cảm nhận không khí Tết như đến rất gần. Trời nắng như nhạt đi, gió chướng thổi mạnh. Trên đất giồng ngoài cồn, bà con đang tất bật chăm sóc cho vụ dưa hấu cuối năm đang vào thu hoạch. Tại cồn Hố, cồn Tròn, cồn Cây Tra (thuộc ấp An Thạnh, An Thới - xã An Thủy) có diện tích khoảng hơn 120ha - vùng đất trồng chuyên dưa hấu và lớn nhất của huyện. Ông Đặng Tấn Công - Phó Chủ tịch UBND xã An Thủy, cho biết vụ dưa đang vào mùa thu hoạch. Năm nay, bà con ngoài cồn vừa trúng giá, trúng mùa dù thời tiết rất khó khăn (do ảnh hưởng của các cơn bão).
Các giống dưa được bà con lựa chọn xuống giống vụ này chịu được gió, nước ngập như Trâu vàng, Rồng xanh, Phù đổng… Anh Võ Văn Lý (cồn Cây Tra) đang chăm sóc hơn 5.000m2 dưa hấu còn khoảng tháng nữa thu hoạch, cho biết, bà con đã bước vào mùa thu hoạch. Ruộng dưa của tôi sẽ thu hoạch vào đợt Giáng sinh (Noel), hy vọng sẽ có giá cao hơn. Với giá hiện ở mức có lãi (3.800-6.000 đồng/kg), vụ dưa này bà con rất phấn khởi.
Anh Chế Văn Tài (cồn Hố) đang thu hoạch gần 8.000m2 dưa hấu giống Rồng xanh cũng phấn chấn cho biết thêm, dù thời tiết vào cuối năm rất bất lợi nhưng vụ dưa của bà con phát triển bình thường, không những trúng giá mà năng suất vẫn đạt ở mức cao (bình quân một công đạt hơn 7 tấn; bà con có lãi hơn chục triệu đồng/công dưa). Nhiều ruộng dưa đã thu hoạch xong, bà con dọn đất và phơi đất, chờ đến cuối tháng Chạp sẽ bước vào vụ dưa đầu tiên của năm 2014 - khoảng tháng 2, tháng 3 thu hoạch (vụ dưa ra Giêng thường có giá rất cao).
Trên vùng đất cồn hai xã Thạnh Phong, Thạnh Hải (Thạnh Phú), có gần 250ha - hai địa phương có diện tích dưa lớn của huyện, bà con cũng đang vào mùa thu hoạch dưa cuối năm với giá khá cao, có lãi. Ngoài việc áp dụng phủ bạt, bà con ở hai xã này còn ghép dưa hấu trên gốc cây bầu, giúp dưa chịu được ngập úng, hạn chế tỷ lệ chết, dù trái ít nhưng to hơn.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay tại xã Tân Lập I, huyện Tân Phước (Tiền Giang) có trên 22 hộ trồng gấc với diện tích là 3,5 ha, trong đó đã có 15 hộ cây gấc đã cho thu hoạch trái, số hộ còn lại mới vừa trồng loại cây này. Được biết hiện nay giá gấc đang được thương lái thu mua với giá khá cao, trọng lượng trái gấc từ 800 gram trở lên có giá 15.000 đồng/kg, còn nhẹ hơn thì dao động từ 10.000 - 12.000 đồng/kg.

Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, bà Trần Thoại Phương (thôn Phước Tân, xã Phước Đồng, TP. Nha Trang) đã học hỏi kinh nghiệm nuôi rắn mối. Từ nguồn lãi nuôi rắn mối, bà đầu tư mở thêm trại nuôi thỏ. Nhờ thế, mỗi tháng, trang trại của bà cho thu nhập hàng chục triệu đồng.

Tuần qua, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang tổ chức xét duyệt đề cương đề tài “Ảnh hưởng của đệm lót sinh học lên năng suất và môi trường nuôi gà Tàu Vàng tại tỉnh Hậu Giang”, do thạc sĩ Nguyễn Thiết, Trường Đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm.

Ngày 10.6, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Đến thời điểm hiện nay, chăn nuôi gia cầm phát triển ổn định và đang có dấu hiệu khởi sắc. Tập trung chủ yếu ở đàn gà công nghiệp do các hộ và trang trại hợp đồng nuôi cho một số doanh nghiệp nước ngoài nên có đầu ra ổn định.