Được Mùa Vụ Dưa Hấu Cuối Năm

Với giá bán 3.800-6.000 đồng/kg dưa hấu, vụ dưa hấu cuối cùng trong năm của bà con đất cồn (thuộc xã An Thủy - Ba Tri, Bến Tre) được đánh giá là có lãi khá cao. Do đặc thù của vùng đất, từ nhiều năm nay, bà con đất cồn không trồng vụ dưa hấu Tết vì “đụng hàng” với dưa của miền Đông và các tỉnh lân cận.
Về đất cồn trong những ngày này, chúng tôi cảm nhận không khí Tết như đến rất gần. Trời nắng như nhạt đi, gió chướng thổi mạnh. Trên đất giồng ngoài cồn, bà con đang tất bật chăm sóc cho vụ dưa hấu cuối năm đang vào thu hoạch. Tại cồn Hố, cồn Tròn, cồn Cây Tra (thuộc ấp An Thạnh, An Thới - xã An Thủy) có diện tích khoảng hơn 120ha - vùng đất trồng chuyên dưa hấu và lớn nhất của huyện. Ông Đặng Tấn Công - Phó Chủ tịch UBND xã An Thủy, cho biết vụ dưa đang vào mùa thu hoạch. Năm nay, bà con ngoài cồn vừa trúng giá, trúng mùa dù thời tiết rất khó khăn (do ảnh hưởng của các cơn bão).
Các giống dưa được bà con lựa chọn xuống giống vụ này chịu được gió, nước ngập như Trâu vàng, Rồng xanh, Phù đổng… Anh Võ Văn Lý (cồn Cây Tra) đang chăm sóc hơn 5.000m2 dưa hấu còn khoảng tháng nữa thu hoạch, cho biết, bà con đã bước vào mùa thu hoạch. Ruộng dưa của tôi sẽ thu hoạch vào đợt Giáng sinh (Noel), hy vọng sẽ có giá cao hơn. Với giá hiện ở mức có lãi (3.800-6.000 đồng/kg), vụ dưa này bà con rất phấn khởi.
Anh Chế Văn Tài (cồn Hố) đang thu hoạch gần 8.000m2 dưa hấu giống Rồng xanh cũng phấn chấn cho biết thêm, dù thời tiết vào cuối năm rất bất lợi nhưng vụ dưa của bà con phát triển bình thường, không những trúng giá mà năng suất vẫn đạt ở mức cao (bình quân một công đạt hơn 7 tấn; bà con có lãi hơn chục triệu đồng/công dưa). Nhiều ruộng dưa đã thu hoạch xong, bà con dọn đất và phơi đất, chờ đến cuối tháng Chạp sẽ bước vào vụ dưa đầu tiên của năm 2014 - khoảng tháng 2, tháng 3 thu hoạch (vụ dưa ra Giêng thường có giá rất cao).
Trên vùng đất cồn hai xã Thạnh Phong, Thạnh Hải (Thạnh Phú), có gần 250ha - hai địa phương có diện tích dưa lớn của huyện, bà con cũng đang vào mùa thu hoạch dưa cuối năm với giá khá cao, có lãi. Ngoài việc áp dụng phủ bạt, bà con ở hai xã này còn ghép dưa hấu trên gốc cây bầu, giúp dưa chịu được ngập úng, hạn chế tỷ lệ chết, dù trái ít nhưng to hơn.
Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, tại Trạm khuyến nông Củ Chi thuộc Trung tâm Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ giao nhận máy phun thuốc cho bà con nông dân tham gia “Mô hình cơ giới hóa trong trồng rau”. Đến dự buổi lễ giao nhận máy có Ông Võ Ngọc Đẹp, Phó giám đốc Trung tâm. đại diện địa phương và bà con nông dân tham gia mô hình.

Đại diện Tập đoàn Nestlé (nhà máy chế biến cà phê tại Khu công nghiệp Amata, TP.Biên Hòa), cho biết hiện đang phối hợp với Cơ quan Hợp tác và phát triển Thụy Sĩ (SDC) tài trợ 2 triệu euro và Công ty tư vấn EDE (Đức) thực hiện chương trình hỗ trợ quản lý nước hiệu quả cho 50 ngàn nông dân trồng cà phê ở khu vực Tây Nguyên.

Theo quy hoạch được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, Gia Lai được chuyển 50.000 ha đất rừng nghèo, đất lâm nghiệp sang trồng cao su. Từ năm 2008 đến nay, tỉnh đã cho phép 44 dự án của 17 doanh nghiệp (DN) triển khai trồng cao su trên địa bàn 5 huyện.

Do ảnh hưởng bởi nắng hạn kéo dài, hàng chục héc ta keo trên núi Hòn Ngang, xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) đã bị chết khô. Nhiều hộ dân trồng keo đã phải bán đổ bán tháo, những hộ khác cũng như đang ngồi trên đống lửa...
Ông Đỗ Thanh Ngọc - Trưởng trạm Thú y huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) cho biết, hiện có hơn 300 ngàn con vịt trên các cánh đồng của huyện do nông dân địa phương đang thu hoạch lúa hè thu. Chủ yếu là các đàn vịt chạy đồng của các hộ dân trên địa bàn huyện và một số đàn vịt ở các tỉnh lân cận như: An Giang, Long An.