Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Được Mùa, Muối Ế!

Được Mùa, Muối Ế!
Ngày đăng: 22/10/2014

Năm nay Bình Định vắng mưa, thời tiết ủng hộ nghề làm muối nên diêm dân trúng mùa đậm. Muối nhiều, nhưng bán chẳng được bao nhiêu vì ế ẩm nên diêm dân khổ vẫn hoàn khổ.

Vào thời điểm này, mặc dù vụ SX muối ở Bình Định đã kết thúc, nhưng những địa phương có nhiều ruộng muối như các xã Phước Thuận (Tuy Phước), Cát Minh, Cát Khánh (Phù Cát), Mỹ Thành, Mỹ Cát, Mỹ Chánh (Phù Mỹ)…vẫn còn tồn nhiều đống muối to đùng vì tiêu thụ không được.

Chị Nguyễn Thị Mai, diêm dân ở xã Phước Thuận (Tuy Phước), thở dài: “Năm nay giá muối chỉ bằng một nửa năm ngoái. Vào thời điểm cuối vụ, muối sản xuất bằng phương pháp thủ công chỉ bán được giá 900đ/kg, muối sản xuất trên bạt được gọi là muối sạch cũng chỉ có giá từ 1.100-1.200đ/kg.

Không chỉ mất giá, muối năm nay cũng ế ẩm ghê lắm. Làm nên hạt muối “đổ mồ hôi sôi nước mắt” nhưng ngóng mãi chẳng thấy thương lái đến mua”.

Tính từ đầu năm đến cuối tháng 9, trên địa bàn Bình Định hầu như chẳng có cơn mưa nào nên đồng muối xã Cát Minh (Phù Cát) được mùa lớn. Với diện tích 750m2 ruộng muối (15 ô), cả vụ SX năm nay diêm dân Nguyễn Thanh ở thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh thu được đến 32 tấn muối.

“Đây là mức sản lượng cao nhất trong mấy năm qua nhưng ngặt nỗi trúng mùa thì mất giá, muối chỉ bán được có 900đ/kg, bằng một nửa giá năm ngoái nên thu nhập của diêm dân rất bèo bọt, thậm chí không bán được”, ông Thanh than thở.

Diêm dân ở thôn Diêm Vân, xã Phước Thuận (Tuy Phước) cũng lâm cảnh tương tự. Toàn thôn năm nay SX được hơn 11 ha ruộng muối, sản lượng đạt trên 2.000 tấn, cao gấp đôi so vụ muối năm trước nhưng diêm dân không có thu nhập.

Theo Sở NN-PTNT Bình Định, vụ muối năm nay diêm dân tỉnh này SX được 214 ha muối. Kết thúc vụ SX, diêm dân thu hoạch được gần 30.000 tấn muối, tăng gần 80% so với sản lượng muối năm 2013.

Tuy nhiên, do giá muối thấp, đầu ra “tắc” nên diêm dân chỉ mới tiêu thụ được hơn 22.300 tấn, còn tồn đọng trên 6.700 tấn.

Ngoài ra, tại 2 đơn vị thu mua, chế biến muối đóng trên địa bàn tỉnh này là Chi nhánh Cty CP Muối và thương mại miền Trung và Cty CP Muối và thực phẩm Bình Định lượng muối còn tồn kho đến gần 4.700 tấn.

Theo phân tích của các Cty muối đóng trên địa bàn, sở dĩ năm nay giá muối thấp và ế ẩm là do các tỉnh có làm muối trong khu vực từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận đâu đâu cũng trúng mùa muối. Muối nhiều, dồn ứ, các đơn vị chế biến không thu mua hết lượng muối diêm dân làm ra.

Thêm vào đó, chất lượng muối còn thấp, do chủ yếu còn SX bằng phương pháp thủ công, muối lẫn tạp chất nhiều, không thể sử dụng trong chế biến công nghiệp.

"Hiện nay, trong tổng số 214 ha ruộng muối trên địa bàn mới chỉ có hơn 13,6 ha được SX bằng phương pháp trải bạt. Ngoài ra, việc tiêu thụ muối chủ yếu thông qua thương lái nên nên diêm dân thường bị ép cấp, ép giá”, ông Nguyễn Quang Khải, Phó GĐ Cty CP Muối và thương mại miền Trung phân tích.

Để  diêm dân trên địa bàn từng bước ổn định cuộc sống, vừa qua, ngành nông nghiệp Bình Định đã kiến nghị Bộ NN-PTNT đề xuất Chính phủ có chính sách thu mua tạm trữ muối để ổn định giá muối, thực hiện chủ trương hỗ trợ vốn vay cho diêm dân phát triển SX theo phương pháp trải bạt với lãi suất ưu đãi để các hộ nghèo có điều kiện chuyển đổi SX.

Theo Sở NN-PTNT, cơ sở hạ tầng vùng muối Đề Gi tại các xã Cát Minh, Cát Khánh (Phù Cát); Mỹ Thành, Mỹ Cát, Mỹ Chánh (Phù Mỹ) và đồng muối Diêm Vân tại xã Phước Thuận (Tuy Phước) cũng cần được đầu tư nâng cấp, cải tạo để sản phẩm của diêm dân hết lẫn tạp để có thể tiêu thụ theo nguồn chế biến công nghiệp.


Có thể bạn quan tâm

Kết nối tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi Kết nối tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi

Ngày 6/7, Trung tâm Phát triển Chăn nuôi Hà Nội tổ chức cho đoàn đại biểu đại diện Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam và người tiêu dùng tham quan chuỗi chăn nuôi gà đồi Sóc Sơn và trang trại hữu cơ Bảo Châu, xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn.

09/07/2015
Cần hỗ trợ người chăn nuôi để phát triển bền vững Cần hỗ trợ người chăn nuôi để phát triển bền vững

Cần hình thành các mô hình chuỗi an toàn vệ sinh thực phẩm, từ chăn nuôi - giết mổ - buôn bán sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; đồng thời ưu tiên phát triển các nguồn giống tốt và rút ngắn thời gian nghiên cứu các ứng dụng khoa học về chăn nuôi, sớm đưa vào sản xuất để góp phần hạ giá thành.

09/07/2015
Đối thoại về sản xuất và liên kết thị trường trong lĩnh vực chăn nuôi lợn đen bản địa Đối thoại về sản xuất và liên kết thị trường trong lĩnh vực chăn nuôi lợn đen bản địa

Hội nghị giúp nông dân có thêm kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi lợn đen bản địa. Sáng 7/7, tại UBND xã Bản Lầu (Mường Khương - Lào Cai), Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức hội nghị tư vấn, đối thoại trực tiếp với nông dân các xã: Bản Lầu, Bản Xen, Lùng Vai về lĩnh vực chăn nuôi lợn đen bản địa ngoài vùng dự án với chủ đề: “Giải pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh và liên kết phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa theo chuỗi giá trị bền vững”.

09/07/2015
Mường La (Sơn La) phát triển nuôi dê Mường La (Sơn La) phát triển nuôi dê

“Cách đây 5 năm, tôi đầu tư 5 triệu đồng, mua 2 con dê sinh sản. Đến nay, đàn dê phát triển lên 21 con, trị giá gấp trên 10 lần lúc đầu tư. Nuôi dê không mất tiền chi phí thức ăn, chỉ bỏ công lao động là có lãi. Hằng năm, bán 4 - 5 con dê đực giống (trị giá 4 triệu đồng/con). Nhờ vậy, gia đình tôi đã thoát nghèo”. Đó là câu chuyện của chị Lường Thị Hậu, bản Lâm, xã Chiềng San (Mường La - Sơn La), một trong nhiều hộ dân ở Mường La mạnh dạn đầu tư nuôi dê.

09/07/2015
Ớt Lâm Đồng bất ngờ lên cơn sốt Ớt Lâm Đồng bất ngờ lên cơn sốt

Giá ớt tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng bất ngờ tăng vọt lên 30.000 đồng/kg giúp nhiều nông dân có thu nhập khá

09/07/2015