Được mùa cá

Ngư dân được mùa cá.
Trước vụ cá nam, các tàu cá hoạt động không đều, một số nghề như: pha xúc, vây rút chì, nghề mành… đánh bắt không đạt hiệu quả. Thế nhưng vào chính vụ cá nam, các loài cá nổi xuất hiện dày, kéo dài và áp lộng, điều đó giúp cho tàu thuyền đánh bắt từ tuyến bờ đến tuyến khơi hoạt động hiệu quả, đạt sản lượng cao.
Phòng Kinh tế Phan Thiết, cho hay: Tính đến tháng 9, toàn thành phố ước đạt 47.676 tấn hải sản, đạt 86,7% kế hoạch năm và bằng 102,2% cùng kỳ năm 2014.
Đáng mừng là cá cơm, cá nục đang là niềm hy vọng cho bà con ngư dân trong thời gian này.
Bên cạnh những thuận lợi về thời tiết, ở các ngư trường Trường Sa, Côn Sơn, Phan Rang, vùng biển Bình Thuận, lượng cá các loại xuất hiện nhiều và kéo dài, nên thời gian khai thác của các thuyền nghề tương đối dài, đạt sản lượng cao.
Tuy nhiên, đã nổi lên tình hình giã cào bay hoạt động sai tuyến, gây xung đột với một số loại nghề khác, cũng như gây nỗi lo lắng cho nhiều ngư dân đánh bắt gần bờ như nghề lưới mùng và nghề pha xúc…
Đến đầu tháng 9, TP. Phan Thiết có 1.910 tàu thuyền đánh bắt/247.342cv, bình quân 129,5cv/chiếc. Trong đó, tàu cá công suất từ 20cv trở lên 1.620 chiếc/ 244.085cv.
Phòng Kinh tế Phan Thiết cho biết, sẽ tiếp tục theo dõi tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản; kiểm tra cấp giấy phép khai thác cho tàu cá có công suất dưới 20cv; phối hợp đăng kiểm đối với các trường hợp chưa thực hiện đăng kiểm.
Có thể bạn quan tâm

Đối với củ hành tím lẫn artemia, thế mạnh lớn nhất chính là nguồn giống được sản xuất tại địa phương và điều kiện về đất đai, nguồn nước phù hợp cho sự phát triển. Vì thế, sau cây lúa ST5, hành tím và artemia Vĩnh Châu được “Dự án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng” chọn xây dựng nâng cấp chuỗi giá trị từ nay đến năm 2016.

Những ngày qua ở Hà Nội, thời tiết nắng nóng kéo dài đan xen những trận mưa khiến cho việc sản xuất rau của người dân các vùng rau ngoại thành gặp nhiều khó khăn. Không những vậy, giá rau lên xuống thất thường và giảm mạnh so với thời điểm cùng kỳ năm ngoái nên thu nhập của người trồng rau giảm rõ rệt.

Anh Đặng Văn Cẩn trú tại xóm 2, thôn Tân Thuận, xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, sau một lần tình cờ xem một chương trình nông nghiệp giới thiệu về mô hình nuôi bồ câu trên đài truyền hình, nhận thấy đây là một mô hình mới mẻ, có nhiều triển vọng và có thể làm giàu, nên anh đã quyết định tiến hành nuôi thử nghiệm 10 cặp chim bồ câu đầu tiên.

27 tuổi là ông vua của một trang trại trồng nấm ở huyện Tân Yên, thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm. Đó là anh Nguyễn Văn Quý ở thôn Quang Châu, xã Ngọc Châu là một người như thế.

Ngư dân không bám biển thì không có cá, tôm không có sinh kế. Đặc trưng sinh kế này buộc ngư dân phải gắn bó rất chặt chẽ với biển. Muốn ra được biển trong bối cảnh phức tạp hiện nay họ cần được đầu tư hỗ trợ. Nhà nước và thành phố đã có nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân; tuy nhiên, vì nhiều lý do, các chính sách này chưa đến được ngư dân. Không được tiếp sức kịp thời, hiệu quả khi đang ở giai đoạn khó khăn nhất, ngư dân ngày càng đuối sức, khai thác thủy sản Hải Phòng vì thế ngày càng tụt hậu.