Dùng Vỏ Lạc Cải Tạo Ruộng Và Nguồn Nước Nhiễm Kim Loại Độc

Nghiên cứu trên được đăng trên Tạp chí Môi trường và Quốc tế cho thấy, đồng là một khoáng chất cần thiết cho sự sống, tuy nhiên, nếu hàm lượng cao trong cơ thể sống, nó sẽ gây hại. Khi các nhà máy, khu công nghiệp thải các chất trên ra đất, nguồn nước với hàm lượng cao chất này sẽ tạo ra sự nguy hại nghiêm trọng tới cây trồng và hệ sinh thái dưới nước. Các ngành công nghiệp luôn thải ra ngoài môi trường các chất thải độc hại trên bao gồm ngành công nghiệp tẩy rửa và mạ kim loại, các nhà máy sản xuất carton và bột giấy, các khu vực sản xuất bột gỗ, công nghiệp phân bón…
Thông thường, nếu xử lý nguồn nước bị nhiễm bẩn kim loại này phải nhờ tới một quá trình phức tạp và tốn kém: kết tủa muối đồng, trao đổi ion, điện phân và sự hút bám lên các máy lọc carbon hoạt hóa thường được sử dụng để loại bỏ ion đồng ra khỏi nước thải công nghiệp bị nhiễm. Còn đối với các khu đất nông nghiệp bị nhiễm các phóng xạ kim loại thì phải xới đất lên, tháo nước vào sau đó làm sạch bằng quy trình trên.
Tuy nhiên, các nhà khoa học tại trường ĐH Mersin (Thổ Nhĩ Kỳ) đã nghiên cứu khả năng hấp thụ các chất thải trong nước bằng một số chất thì phát hiện ra, vỏ lạc có khả năng đảm nhận công việc này rất hữu hiệu, kế tiếp là mùn cưa cây thông. Các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra rằng, nước thải càng tiếp xúc với vỏ củ lạc lâu bao nhiêu thì quá trình xử lý càng hiệu quả bấy nhiêu. Vỏ củ lạc có thể loại bỏ 95% ion đồng trong khi mùn của cây thông chỉ loại bỏ được 44%. Quá trình lọc đạt hiệu quả cao nếu nước hơi có tính acid.
Có thể bạn quan tâm

Như tin đã đưa, trong những ngày qua, tại trang trại chăn nuôi gà của ông Dương Văn Hoàng (làng Ia Tông, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, Gia Lai) đã xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm trên đàn gà. Nhờ phát hiện sớm, ổ dịch cúm gia cầm này đã được các cơ quan chuyên môn tiêu hủy, không để lây lan trên diện rộng.

Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) vừa có công văn đề nghị Sở NN&PTNT các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư triển khai các giải pháp đẩy mạnh đầu tư tái đàn, khôi phục sản xuất sau Tết Nguyên đán.

Sắp Tết nhưng người chăn nuôi gà đang lo… mất Tết vì bù lỗ, nhất là tại Yên Thế (Bắc Giang), huyện có tổng đàn gia cầm lớn nhất cả nước hiện nay.

Năm 2007, sau khi đi tham quan mô hình nuôi chim cút của một người quen ở xóm Mỹ Trọng, anh Hoàng Trung Sơn, thôn Thượng, xã Mỹ Xá (TP Nam Định) đã mở trang trại nuôi chim cút. Trải qua nhiều gian truân và thất bại, giờ đây anh Sơn đã có 4 giàn chuồng nuôi chim cút khá quy mô với số lượng lúc cao điểm lên đến trên 1 vạn con.

Ngay tại thị xã Bắc Kạn, những mô hình nuôi lợn lai rừng theo hình thức bán hoang dã đã được thực hiện hiệu quả. Nông hộ bỏ vốn đầu tư không quá lớn; công chăm sóc ít mà thu lãi hàng trăm triệu đồng. Nuôi lợn bán hoang dã đang hứa hẹn trở thành hướng làm kinh tế hiệu quả cao.