Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dùng thủy sinh thực vật trong xử lý nước thải chế biến thủy sản

Dùng thủy sinh thực vật trong xử lý nước thải chế biến thủy sản
Ngày đăng: 08/11/2015

Theo các tác giả, khác với vi khuẩn trong việc làm sạch nước thải, các loài thực vật thủy sinh như tảo, rong đuôi chó, rong xương cá, lau sậy, các loại bèo...

có rễ thân tạo điều kiện cho vi sinh vật bám vào mà không bị chìm xuống đáy, cùng tán lá che chắn các tia tử ngoại của ánh nắng để vi khuẩn khỏi chết.

Chúng cung cấp oxy cho vi khuẩn hiếu khí, tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động tốt hơn.

Vai trò chính của tảo và thực vật là khử nguồn nitrogen amon hoặc nitrat cùng nguồn phosphat có trong nước.

Do đặc điểm nước thải của các nhà máy chế biến thủy sản chứa nhiều protein và lipid, vì thế công nghệ xử lý thích hợp là bùn hoạt tính và ao thông khí (còn gọi là ao hồ hiếu khí).

Ao hồ hiếu khí là loại ao nông 0,3 - 0,5 m, có quá trình oxy hóa chất bẩn hữu cơ chủ yếu nhờ vi sinh vật hiếu khí.

Một số loại thủy sinh thực vật có thể kể đến như:

- Thủy thực vật sống chìm: tiêu biểu như Blyxa aubertii, Myriophyllum spicatum...

loại này phát triển dưới mặt nước và chỉ phát triển được ở các nguồn nước có đủ ánh sáng.

Nhược điểm của chúng là sẽ gây nên các tác hại như làm tăng độ đục của nguồn nước, ngăn cản sự khuếch tán của ánh sáng vào nước.

Do đó, các loài thủy sinh thực vật này không hiệu quả trong việc làm sạch các chất thải.

- Thủy thực vật sống trôi nổi: tiêu biểu như Salvinia spp, Wolfia arrhiga...

rễ của chúng không bám vào đất mà lơ lửng trên mặt nước, thân và lá phát triển trên mặt nước.

Rễ của chúng tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào để phân hủy các chất thải.

- Thủy thực vật sống nổi: Scirpus spp, Typha spp...

loại này có rễ bám vào đất nhưng thân và lá phát triển trên mặt nước.

Loại này thường sống ở nơi có chế độ thủy triều ổn định.


Có thể bạn quan tâm

Phổ Biến 2 Biện Pháp Kỹ Thuật Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Lúa Phổ Biến 2 Biện Pháp Kỹ Thuật Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Lúa

Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang phổ biến rộng rãi hai biện pháp kỹ thuật trong sản xuất lúa đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ khoa học kỹ thuật - “gieo sạ đồng loạt, né rầy” và “gieo mạ mùng”.

10/05/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Nhãn Idor Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Nhãn Idor

Những năm gần đây, trong khi nhãn da bò bị bệnh chổi rồng tấn công gây hại, khiến hầu hết các chủ vườn trồng nhãn da bò lao đao thì tại xã An Hiệp, Châu Thành (Đồng Tháp) một số nhà vườn đã làm giàu nhờ trồng giống nhãn Idor.

20/08/2013
Xây Dựng Vùng Sản Xuất Nhãn Xuồng Cơm Vàng Tiêu Chuẩn VietGap Xây Dựng Vùng Sản Xuất Nhãn Xuồng Cơm Vàng Tiêu Chuẩn VietGap

Thực hiện chương trình xúc tiến thương mại của ngành nông nghiệp trong năm 2013, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đang thực hiện dự án “Ứng dụng hệ thống chất lượng xây dựng vùng sản xuất nhãn xuồng cơm vàng” tại xã Hòa Hiệp (huyện Xuyên Mộc - Bà Rịa - Vũng Tàu) với tổng kinh phí gần 900 triệu đồng.

19/07/2013
Cá Tra Việt Nam Khó Càng Thêm Khó Cá Tra Việt Nam Khó Càng Thêm Khó

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, người nuôi cá và các ngành chức năng đang bối rối khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố phán quyết cuối cùng đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần 8 (POR8) đối với mặt hàng cá tra philê đông lạnh của Việt Nam vào thị trường Mỹ giai đoạn từ 1-8-2010 đến 31-7-2011. Theo đó, mức thuế tăng rất cao khiến cá tra Việt Nam khó có thể xuất khẩu được vào thị trường Mỹ.

30/03/2013
Bón Phân Đa Yếu Tố NPK Văn Điển Cho Cây Sắn Bón Phân Đa Yếu Tố NPK Văn Điển Cho Cây Sắn

Trong các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây sắn (khoai mì), ngoài biện pháp giống thì phân bón - đặc biệt là các yếu tố dinh dưỡng trong phân bón có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo năng suất cao, cải thiện nâng cao độ phì nhiêu bền vững cho đất.

20/08/2013