Dùng thủy sinh thực vật trong xử lý nước thải chế biến thủy sản

Theo các tác giả, khác với vi khuẩn trong việc làm sạch nước thải, các loài thực vật thủy sinh như tảo, rong đuôi chó, rong xương cá, lau sậy, các loại bèo...
có rễ thân tạo điều kiện cho vi sinh vật bám vào mà không bị chìm xuống đáy, cùng tán lá che chắn các tia tử ngoại của ánh nắng để vi khuẩn khỏi chết.
Chúng cung cấp oxy cho vi khuẩn hiếu khí, tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động tốt hơn.
Vai trò chính của tảo và thực vật là khử nguồn nitrogen amon hoặc nitrat cùng nguồn phosphat có trong nước.
Do đặc điểm nước thải của các nhà máy chế biến thủy sản chứa nhiều protein và lipid, vì thế công nghệ xử lý thích hợp là bùn hoạt tính và ao thông khí (còn gọi là ao hồ hiếu khí).
Ao hồ hiếu khí là loại ao nông 0,3 - 0,5 m, có quá trình oxy hóa chất bẩn hữu cơ chủ yếu nhờ vi sinh vật hiếu khí.
Một số loại thủy sinh thực vật có thể kể đến như:
- Thủy thực vật sống chìm: tiêu biểu như Blyxa aubertii, Myriophyllum spicatum...
loại này phát triển dưới mặt nước và chỉ phát triển được ở các nguồn nước có đủ ánh sáng.
Nhược điểm của chúng là sẽ gây nên các tác hại như làm tăng độ đục của nguồn nước, ngăn cản sự khuếch tán của ánh sáng vào nước.
Do đó, các loài thủy sinh thực vật này không hiệu quả trong việc làm sạch các chất thải.
- Thủy thực vật sống trôi nổi: tiêu biểu như Salvinia spp, Wolfia arrhiga...
rễ của chúng không bám vào đất mà lơ lửng trên mặt nước, thân và lá phát triển trên mặt nước.
Rễ của chúng tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào để phân hủy các chất thải.
- Thủy thực vật sống nổi: Scirpus spp, Typha spp...
loại này có rễ bám vào đất nhưng thân và lá phát triển trên mặt nước.
Loại này thường sống ở nơi có chế độ thủy triều ổn định.
Có thể bạn quan tâm

Khoảng 10 ngày nay, nông dân trồng dưa hấu tại các xã ven biển tỉnh Bến Tre bắt đầu thu hoạch. Giá dưa tại ruộng loại 1 khoảng 7.000 - 8.000 đồng/kg và 5.000 – 6.000 đồng/kg dưa loại 2. Đây là mức giá cao kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây và cao gần gấp đôi so với cùng thời điểm này năm ngoái.

Ở Tiền Giang phong trào chăn nuôi gia cầm phát triển khá mạnh, nhưng nuôi gà tre theo qui mô trang trại an toàn sinh học của cơ sở chăn nuôi gà tre Hương Việt, ấp Lương Phú B, xã Lương Hoà Lạc, huyện Chợ Gạo là một mô hình chăn nuôi độc đáo đem lại lợi nhuận cao cho người nuôi.

Nhận thấy một số hộ dân nuôi trồng rong sụn đạt hiệu quả kinh tế cao, tháng 7-2012, Hội Nông dân xã Thanh Hải (Ninh Hải) đã phối hợp với Trung tâm Dạy nghề thuộc Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận mở lớp nuôi rong sụn cho 33 hội viên nông dân ở địa phương.

Từ giữa tháng 3 đến nay, dịch cúm gia cầm (DCGC) đang tái phát trên địa bàn tỉnh Bình Định. Hiện các địa phương đang thu hoạch rộ lúa Đông Xuân, đây là điều kiện thuận lợi cho vi-rút cúm gia cầm phát tán, lây lan ra diện rộng do tình trạng vịt chạy đồng chưa được kiểm soát chặt chẽ. Đáng lo ngại nhất là sự chủ quan của người chăn nuôi và người tiêu dùng.

Đó là nhận định của ông Võ Văn Mùi, Chủ tịch UBND xã Long Sơn về tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản 9 tháng đầu năm 2013 tại xã Long Sơn. Hiện xã Long Sơn có khoảng gần 1.500 hộ dân sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản trên tổng diện tích nuôi trồng 173,4ha.