Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dùng thủy sinh thực vật trong xử lý nước thải chế biến thủy sản

Dùng thủy sinh thực vật trong xử lý nước thải chế biến thủy sản
Ngày đăng: 08/11/2015

Theo các tác giả, khác với vi khuẩn trong việc làm sạch nước thải, các loài thực vật thủy sinh như tảo, rong đuôi chó, rong xương cá, lau sậy, các loại bèo...

có rễ thân tạo điều kiện cho vi sinh vật bám vào mà không bị chìm xuống đáy, cùng tán lá che chắn các tia tử ngoại của ánh nắng để vi khuẩn khỏi chết.

Chúng cung cấp oxy cho vi khuẩn hiếu khí, tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động tốt hơn.

Vai trò chính của tảo và thực vật là khử nguồn nitrogen amon hoặc nitrat cùng nguồn phosphat có trong nước.

Do đặc điểm nước thải của các nhà máy chế biến thủy sản chứa nhiều protein và lipid, vì thế công nghệ xử lý thích hợp là bùn hoạt tính và ao thông khí (còn gọi là ao hồ hiếu khí).

Ao hồ hiếu khí là loại ao nông 0,3 - 0,5 m, có quá trình oxy hóa chất bẩn hữu cơ chủ yếu nhờ vi sinh vật hiếu khí.

Một số loại thủy sinh thực vật có thể kể đến như:

- Thủy thực vật sống chìm: tiêu biểu như Blyxa aubertii, Myriophyllum spicatum...

loại này phát triển dưới mặt nước và chỉ phát triển được ở các nguồn nước có đủ ánh sáng.

Nhược điểm của chúng là sẽ gây nên các tác hại như làm tăng độ đục của nguồn nước, ngăn cản sự khuếch tán của ánh sáng vào nước.

Do đó, các loài thủy sinh thực vật này không hiệu quả trong việc làm sạch các chất thải.

- Thủy thực vật sống trôi nổi: tiêu biểu như Salvinia spp, Wolfia arrhiga...

rễ của chúng không bám vào đất mà lơ lửng trên mặt nước, thân và lá phát triển trên mặt nước.

Rễ của chúng tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào để phân hủy các chất thải.

- Thủy thực vật sống nổi: Scirpus spp, Typha spp...

loại này có rễ bám vào đất nhưng thân và lá phát triển trên mặt nước.

Loại này thường sống ở nơi có chế độ thủy triều ổn định.


Có thể bạn quan tâm

Gà Đông Tảo Dễ Nuôi, Giá Cao Gà Đông Tảo Dễ Nuôi, Giá Cao

Những ngày cuối năm, điện thoại của bà Hoa reo liên tục bởi khách đặt mua gà Đông Tảo. Trên website trang trại rắn mối - gà Đông Tảo do con trai bà Hoa điều hành từ TP. Hồ Chí Minh cũng đắt khách không kém. Bà Hoa cho biết, bà vừa đóng hàng gửi đi Cà Mau, Bạc Liêu và TP. Hồ Chí Minh với số lượng 45 con gà Đông Tảo. Với giá 500.000 đồng/con gà giò và 6 triệu đồng/con gà cồ giống 6 tháng tuổi, bà đã thu về gần 30 triệu đồng...

30/01/2015
Người Dân Là Nòng Cốt Trong Phòng, Chống Dịch Bệnh Người Dân Là Nòng Cốt Trong Phòng, Chống Dịch Bệnh

Trong khi công tác phòng dịch cúm gia cầm được ngành chức năng và các địa phương nỗ lực thực hiện, thì tại một số địa phương, người dân vẫn vứt xác gia cầm chết xuống sông. Việc làm thiếu ý thức này không chỉ gây ô nhiễm môi trường, mà còn là tác nhân lây lan dịch bệnh.

30/01/2015
Măng Tây Xanh Cây Trồng Cho Thu Nhập Cao Măng Tây Xanh Cây Trồng Cho Thu Nhập Cao

Sau 8 tháng đưa giống cây măng tây xanh về trồng thử nghiệm tại thôn Trước, xã Tự Lạn (Việt Yên, Bắc Giang), mô hình này của Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Bắc Giang được nhiều người đánh giá là giống cây trồng mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.

30/01/2015
Rau Baby Trên Đất Khô Cằn Rau Baby Trên Đất Khô Cằn

Một chiều cuối tuần, anh nông dân trẻ Nguyễn Trung Thành đang thu hoạch những trái ớt ngọt baby cho vừa đủ số lượng 3 tạ, chuyển ngay về các siêu thị ở Sài Gòn tiêu thụ. Đây là diện tích 500 mét vuông nhà kính mà Thành đã canh tác ớt ngọt baby hơn 7 tháng qua, trong đó đã kết trái cho hoa lợi hơn 3 tháng.

30/01/2015
Khoai Lang Hoàng Long Hướng Phát Triển Kinh Tế Từ Cây Đặc Sản Khoai Lang Hoàng Long Hướng Phát Triển Kinh Tế Từ Cây Đặc Sản

Khoai lang Hoàng Long là loại cây đặc sản của Ninh Bình có thịt củ bở, màu vàng, bùi, ngọt dịu và có mùi thơm đặc trưng. Tuy nhiên, thời gian qua, giống cây này đã bị thoái hóa dẫn đến năng suất, chất lượng không cao. Gần đây, giống khoai lang Hoàng Long đang được phục tráng, hứa hẹn giúp tăng năng suất, chất lượng và mở rộng diện tích sản xuất.

30/01/2015