Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dùng Phân NPK Nhả Chậm Và Giữ Ẩm Cho Cây Trồng

Dùng Phân NPK Nhả Chậm Và Giữ Ẩm Cho Cây Trồng
Ngày đăng: 24/02/2014

Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng thuộc Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tiến hành sản xuất và thử nghiệm phân NPK nhả chậm và chất giữ ẩm cho các cây trồng ở Tây Nguyên.

Qua quá trình nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả của việc sử dụng các loại phân này kết hợp với chất giữ ẩm so với các loại phân thông thường mà người dân các tỉnh Tây Nguyên đang sử dụng khi canh tác cây công nghiệp. Điều này mang lại hiệu quả kinh tế, giảm chi phí đầu tư và thân thiện với môi trường; đem lại nhận thức mới cho người nông dân trong canh tác các loại cây công nghiệp.

Các nhà khoa học đã thí nghiệm trên cây càphê tại xã Đắk Ha, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông và cây chè tại xã Lộc Thanh, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng sử dụng bón phân NPK nhả chậm kết hợp với chất giữ ẩm. Kết quả thử nghiệm trên cây chè 8 năm tuổi cho thấy, khi bón cùng lượng phân với lô chè đối chứng, năng suất chè tăng 3,2% khi sử dụng 70% lượng phân so với bình thường và tăng năng suất 8,1% khi cùng sử dụng lượng phân so với lô đối chứng.

Đối với cây càphê chè Arabica 3 năm tuổi, theo cách chăm bón của nông dân cho năng suất 7,5 tấn nhân/ha, nhưng khi sử dụng phân nhả chậm với lượng phân NPK bằng 70% lượng phân người dân thường sử dụng, cây càphê chè cho năng suất 10,2 tấn nhân/ha.

Từ kết quả nghiên cứu và thực tế áp dụng đối với các loại cây công nghiệp, các nhà khoa học cho biết, khi sử dụng phân nhả chậm, người nông dân sẽ giảm được một lượng lớn chi phí về nhân công, kho bãi và phương tiện vận chuyển. Hơn nữa, việc sử dụng phân nhả chậm có độ thân thiện với môi trường cao hơn nhiều lần so với các loại phân thông thường.

Theo nhiều công trình khoa học gần đây, người nông dân sử dụng lượng phân bón được các loại cây trồng hấp thụ rất thấp: phân đạm chỉ được hấp thụ 30%, phân lân và kali hấp thụ khoảng 40%. Số còn lại bị thất thoát do quá trình rửa trôi hoặc phân hủy. Từ trước tới nay, phần lớn hộ nông dân bón phân cho các loại cây công nghiệp chủ yếu theo kinh nghiệm, ít biết được về khoa học kỹ thuật tiến bộ, vì vậy một số cây công nghiệp bị hạn chế về năng suất cũng như chất lượng sản phẩm.

Kết quả nghiên cứu về chăm bón cây trồng, các nhà khoa học cho thấy tiềm năng ứng dụng thực tế của phân NPK nhả chậm cho nhiều đối tượng cây trồng là rất cao. Hiện nay, các loại phân hóa học có giá ngày càng cao và yêu cầu bảo vệ môi trường trong canh tác ngày càng lớn, nên việc sử dụng loại phân NPK nhả chậm có hiệu quả, là nhu cầu cần thiết.


Có thể bạn quan tâm

Sáng tạo diệt chuột vùng biên Sáng tạo diệt chuột vùng biên

“Giặc chuột” trở thành vấn nạn lớn nhất đối với nông dân canh tác lúa vùng biên giới. Ngoài lượng chuột tại chỗ, còn có “đội quân chuột” từ Campuchia di chuyển sang nên khó diệt hết bằng các phương pháp truyền thống. “Trong cái khó ló cái khôn”, nông dân vùng biên đã nghĩ ra cách thu gom chuột hiệu quả, vừa tăng thu nhập, vừa bảo vệ mùa màng.

13/05/2015
Đức Cơ (Gia Lai) tập trung tái canh cây cà phê Đức Cơ (Gia Lai) tập trung tái canh cây cà phê

Do đầu tư sai quy trình, sử dụng giống cà phê kém chất lượng hay già cỗi đã làm cho năng suất, sản lượng cà phê trên địa bàn huyện Đức Cơ (Gia Lai) giảm dần qua các năm. Vì vậy, tái canh cây cà phê là giải pháp được ngành Nông nghiệp huyện tập trung thực hiện.

13/05/2015
Củ cải trắng Vĩnh Châu Củ cải trắng Vĩnh Châu

Thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) có chiều dài bờ biển trên 43km. Đây là một vùng đất pha cát, đất giồng, rất phù hợp với việc phát triển hoa màu. Ngoài đặc sản hành tím, Vĩnh Châu còn là nơi nổi tiếng về đặc sản củ cải trắng.

13/05/2015
Hướng đến nền sản xuất lúa thân thiện môi trường Hướng đến nền sản xuất lúa thân thiện môi trường

Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa gạo lớn nhất của cả nước và đóng vai trò quyết định an ninh lương thực quốc gia. Tuy nhiên, việc nông dân canh tác lúa theo phương pháp truyền thống làm phát sinh tình trạng phát thải khí nhà kính, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống.

13/05/2015
Liên kết trồng gấc theo chuỗi giá trị hướng mới cho nông dân Liên kết trồng gấc theo chuỗi giá trị hướng mới cho nông dân

Tại hội thảo triển khai liên kết trồng gấc theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh Bình Phước diễn ngày 6-5, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phan Văn Đon cho biết: Hội thảo mở ra hướng đi mới về gắn kết doanh nghiệp với nông dân trong thực hiện liên kết trồng gấc chuỗi giá trị.

13/05/2015