Đừng để trái sầu riêng biến thành sầu chung

Trái sầu riêng năm nay được mùa, được giá khiến người trồng sầu riêng tại Đắk Lắk phấn khởi, nhưng việc thu mua kinh doanh loại trái cây này đang diễn ra phức tạp tại một số vùng, nhiều nơi đã xảy ra xung đột.
Tại huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk, việc thu hái và bán sầu riêng của người nông dân tấp nập, nhộn nhịp. Do có thương lái từ các tỉnh khác về thu mua nên xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Thương lái từ nơi khác tới thu mua với giá cao hơn dẫn đến mâu thuẫn, cãi vã và đã có ẩu đả với thương lái địa phương.
Anh Nguyễn Văn Tín từ Tiền Giang lên thu mua sầu riêng cho biết: “Bữa trước đến thu mua không có chuyện gì xảy ra, nhưng chỉ qua ngày hôm sau khi trở lại làm hợp đồng, khi ra ngoài đã có 2 thanh niên chặn đánh. Họ nói lý do người nơi khác đến mua phá giá trong khi mình vẫn mua với giá 27.000 đồng/kg”.
Người dân bán sầu riêng cho thương lái tại Krông Năng.
Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Dưỡng ở thôn Ea Chăm, xã Ea Tân, huyện Krông Năng có 5 ha cà phê trồng xen 700 cây sầu riêng đang thu trái lại cho biết, riêng tại địa bàn không có chuyện người dân bảo kê thu mua sầu riêng.
Khi được hỏi về việc thương lái việc ẩu đả vì cạnh tranh thu mua sầu riêng, anh Dưỡng cho rằng các thương lái và mâu thuẫn nảy sinh từ việc trả giá thu mua: “Thương lái nọ với thương lái kia xung đột do trả giá thấp và trả giá cao. Thương lái mua trước của nhà vườn đã làm hợp đồng nhưng thương lái đến sau lại trả giá cao hơn, từ đó xảy ra mâu thuẫn”.
Xã Ea Tân, huyện Krông Năng có khoảng 300 - 400 ha sầu riêng trồng xen canh trong vườn cà phê, sản lượng hàng năm khoảng 200 - 300 tấn. Đây là thời điểm người dân thu hái và bán cho thương lái. Việc thu mua diễn ra nhộn nhịp khiến cho an ninh trật tự tại địa phương diễn biến phức tạp.
Ông Phạm Văn Tương, Phó chủ tịch UBND xã Ea Tân, huyện Krông Năng cho biết, sau khi nghe thông tin nói về thôn Ea Chăm, Ea Đinh, xã Ea Tân là có đối tượng bảo kê cho người mua sầu riêng, UBND xã đã chỉ đạo cho lực lượng công an xuống địa bàn nắm bắt thông tin. Qua xác minh đến thời điểm này chưa có dấu hiệu là bao kê cho các đối tượng mua sầu riêng.
Cùng thời gian này, tại huyện Krông Pách, tỉnh Đắk Lắk, việc thu mua và kinh doanh sầu riêng cũng xảy ra nhiều vụ việc đáng lo ngại về an ninh trật tự. Sự việc 36 công nhân của xưởng thu mua sầu riêng Minh Tâm bị ném chai xăng cũng xuất phát từ mâu thuẫn trong thu mua sầu riêng.
Thượng tá Nguyễn Văn Dân, Phó trưởng Công an huyện Krông Pách cho biết, công an huyện vẫn đang trong quá trình truy xét, chưa xác định được chính xác nguyên nhân vì sao các đối tượng ném chai xăng. Vừa qua, một số báo đưa tin nguyên nhân do việc mua bán sầu riêng nhưng việc này đang trong quá trình điều tra, chưa bắt được thủ phạm nên chưa xác định được.
Dù có hay không việc bảo kê thu mua sầu riêng, hay chỉ là nhưng hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trách nhiệm đảm bảo an ninh trật tự ở các địa phương là của chính quyền cơ sở và lực lượng công an ở đó. Thiết nghĩ lực lượng chức năng cần sâu sát thực tiễn hơn nữa để ngăn chặn, không để xảy ra những vụ việc đáng tiếc, không để sầu riêng biến thành sầu chung.
Có thể bạn quan tâm

Cuối tháng 9, giá bột dong riềng tại Bắc Kạn đã tăng thêm khoảng 6.000 đ/kg, giá củ dong tươi tại các vườn cũng đang nhích lên từng ngày, các thương lái đặt mua với giá 1.600 đ/kg, nhiều nông dân cảm thấy tiếc vì năm nay không trồng...

Ông Hashimoto nhấn mạnh: Vào tháng 3 năm nay, nhân chuyến thăm chính thức Nhật Bản, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm tỉnh Ibaraki, tham quan Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp của tỉnh. Trong sự kiện đó, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Việt Nam và Thống đốc tỉnh Ibaraki đã ký kết Bản ghi nhớ về việc tăng cường mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp.

Để tăng cường công tác thông tin, XTTM và đẩy mạnh XK nông sản, thủy sản, thực phẩm sang Nga, Cục XNK (Bộ Công thương) cùng Cơ quan đại diện LB Nga tại Việt Nam vừa tổng hợp danh sách và công bố nhu cầu NK nông sản, thủy sản và thực phẩm từ Việt Nam.

Để có sự kiện này, lãnh đạo tỉnh Bình Định, ngành chức năng và trực tiếp là Cty BIDIFISCO đã mất nhiều thời gian, công sức, dồn mọi nỗ lực từ việc xúc tiến thương mại đến công tác vận động ngư dân thay đổi kỹ thuật đánh bắt, bảo quản cá ngừ…nhưng kết quả mang lại không như mong đợi.

Những năm qua, diêm dân ở phường Ninh Hải (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) không chỉ độc canh làm muối mà còn luân canh nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng trên ruộng muối khi vụ muối kết thúc…