Dùng Công Nghệ Để Chiết Xuất Collagen Từ Da Cá Tra

Sau thời gian nghiên cứu thử nghiệm thành công, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, tỉnh Đồng Tháp đã chính thức đưa vào hoạt động dự án sử dụng công nghệ tiên tiến chiết xuất collagen từ da cá tra với quy mô 7,2 tấn bột phẩm/năm.
Xưởng chiết xuất collagen đặt tại cụm công nghiệp Bình Thành, huyện Thanh Bình, với tổng vốn đầu tư trên 9 tỷ đồng.
Collagen là một loại protein chiếm tới 25% tổng lượng protein trong cơ thể người, có chức năng chính là kết nối các mô trong cơ thể lại với nhau. Sự suy giảm về chất lượng và số lượng collagen sẽ dẫn đến lão hóa của cơ thể. Chính vì vậy collagen đóng vai trò quan trọng trong ngành thẩm mỹ, đặc biệt là chăm sóc da, phẫu thuật thẩm mỹ, phẫu thuật bỏng...
Dự án chiết xuất collagen từ da cá tra là một phần trong tổ hợp chuỗi hệ thống sản xuất khép kín quy mô lớn của Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhằm tận dụng hiệu quả nguồn phụ phẩm và phế phẩm từ cá tra, làm gia tăng giá trị lợi nhuận, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
Hiện nay, các doanh nghiệp chế biến thủy sản từ cá tra chủ yếu sử dụng phần thịt của cá để chế biến cá philê và các phụ phẩm như đầu, xương, nội tạng, mỡ được sử dụng sản xuất thành các sản phẩm bột cá và mỡ cá; trong khi một số sản phẩm có giá trị cao như gelatin, collagen, biogas, phân vi sinh... chưa được các doanh nghiệp quan tâm khai thác.
Việc sử dụng da cá tra sản xuất sản phẩm collagen của Công ty Vĩnh Hoàn được xem là mô hình kinh tế hiệu quả, bởi giá trị của sản phẩm collagen cao gấp 10 lần so với sản phẩm cá philê xuất khẩu và tận dụng triệt để nguồn da cá tra vốn là phế phẩm trước đây./.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, nghề nuôi tôm tại Quảng Ninh khá phát triển nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, mức độ ảnh hưởng ngày càng rộng. Để phát triển bền vững nghề nuôi tôm, theo ý kiến của các cơ quan chuyên môn, cơ chế quản lý cộng đồng được coi là một trong những giải pháp quan trọng.

Dư lượng kháng sinh trong NTTS gây nhiều thiệt hại đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Trong thời gian qua, mặc dù các cơ quan chức năng đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường kiểm soát, tuy nhiên vẫn chưa được xử lý triệt để.

Đó là kết luận của Viện Nghiên cứu và Nuôi trồng thủy sản III - cơ quan thực hiện đề tài “Nghiên cứu tìm hiểu một số tác nhân gây bệnh là ký sinh trùng (KST), nấm và vi khuẩn trên cá giống và trứng cá hồi, cá tầm tại Lâm Đồng” vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh nghiệm thu chính thức.

Hiện nay đang vào đầu mua mưa- thời điểm các loài cá bắt đầu sinh sản. Thế nhưng, trên sông Vàm Cỏ Đông, nhiều người dân vẫn khai thác thủy sản bằng nhiều hình thức khác nhau.

Năm 2015, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa thả nuôi tôm chân trắng trên 180 ha. Trong khi tôm nuôi trong ao đất không mấy khả quan do tôm bị dịch bệnh thậm chí chết hàng loạt thì các hộ nuôi tôm chân trắng theo công nghệ cao ở địa phương lại đang rất phấn khởi vì tôm được mùa được giá.