Dùng Công Nghệ Để Chiết Xuất Collagen Từ Da Cá Tra

Sau thời gian nghiên cứu thử nghiệm thành công, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, tỉnh Đồng Tháp đã chính thức đưa vào hoạt động dự án sử dụng công nghệ tiên tiến chiết xuất collagen từ da cá tra với quy mô 7,2 tấn bột phẩm/năm.
Xưởng chiết xuất collagen đặt tại cụm công nghiệp Bình Thành, huyện Thanh Bình, với tổng vốn đầu tư trên 9 tỷ đồng.
Collagen là một loại protein chiếm tới 25% tổng lượng protein trong cơ thể người, có chức năng chính là kết nối các mô trong cơ thể lại với nhau. Sự suy giảm về chất lượng và số lượng collagen sẽ dẫn đến lão hóa của cơ thể. Chính vì vậy collagen đóng vai trò quan trọng trong ngành thẩm mỹ, đặc biệt là chăm sóc da, phẫu thuật thẩm mỹ, phẫu thuật bỏng...
Dự án chiết xuất collagen từ da cá tra là một phần trong tổ hợp chuỗi hệ thống sản xuất khép kín quy mô lớn của Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhằm tận dụng hiệu quả nguồn phụ phẩm và phế phẩm từ cá tra, làm gia tăng giá trị lợi nhuận, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
Hiện nay, các doanh nghiệp chế biến thủy sản từ cá tra chủ yếu sử dụng phần thịt của cá để chế biến cá philê và các phụ phẩm như đầu, xương, nội tạng, mỡ được sử dụng sản xuất thành các sản phẩm bột cá và mỡ cá; trong khi một số sản phẩm có giá trị cao như gelatin, collagen, biogas, phân vi sinh... chưa được các doanh nghiệp quan tâm khai thác.
Việc sử dụng da cá tra sản xuất sản phẩm collagen của Công ty Vĩnh Hoàn được xem là mô hình kinh tế hiệu quả, bởi giá trị của sản phẩm collagen cao gấp 10 lần so với sản phẩm cá philê xuất khẩu và tận dụng triệt để nguồn da cá tra vốn là phế phẩm trước đây./.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ mạnh dạn đầu tư nuôi gà J-Dabaco, gia đình bác Trần Văn Hoàn ở thôn Đại Hà, xã Hà Kỳ (Tứ Kỳ - Hải Dương) thu lãi mỗi năm hơn trăm triệu đồng...

Trong những năm qua, nhiều nông dân xã Hiệp Xương (Phú Tân) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ nếp truyền thống sang trồng rau muống lấy hạt. Bởi, trồng rau muống lấy hạt chi phí đầu tư ít nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ gia đình ổn định cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Một số nông dân ở xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) đang tự mình xây dựng thương hiệu gạo sạch. Là những nông dân nhiều năm gắn bó với nghề trồng lúa, họ mong mỏi sẽ xây dựng được thương hiệu gạo sạch cho sản phẩm của mình.

Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Đồng Nai cho biết, theo Đề án phát triển chăn nuôi gia cầm thì đến năm 2015, tổng đàn gà tại Đồng Nai sẽ lên khoảng 11 triệu con, trong đó 90% nuôi tập trung tại các trang trại. Đồng thời, đến năm 2015 sẽ có 450 cơ sở nuôi gà được công nhận là an toàn dịch bệnh.

Bình Phước còn diện tích rừng khá lớn, đặc biệt là rừng trồng, rất phù hợp để cây sa nhân tím phát triển. Đây là loại cây thuộc họ gừng, nằm trong danh mục thực vật quý hiếm. Quả sa nhân tím chứa tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn và nấm. Hiện vẫn được sử dụng trong nhiều bài thuốc đông y như: Chữa phụ nữ có thai bị lạnh bụng, đầy hơi, tiểu tiện không thông, các bệnh đường ruột, phong tê thấp, sốt rét, kém tiêu hóa.