Dùng Công Nghệ Để Chiết Xuất Collagen Từ Da Cá Tra

Sau thời gian nghiên cứu thử nghiệm thành công, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, tỉnh Đồng Tháp đã chính thức đưa vào hoạt động dự án sử dụng công nghệ tiên tiến chiết xuất collagen từ da cá tra với quy mô 7,2 tấn bột phẩm/năm.
Xưởng chiết xuất collagen đặt tại cụm công nghiệp Bình Thành, huyện Thanh Bình, với tổng vốn đầu tư trên 9 tỷ đồng.
Collagen là một loại protein chiếm tới 25% tổng lượng protein trong cơ thể người, có chức năng chính là kết nối các mô trong cơ thể lại với nhau. Sự suy giảm về chất lượng và số lượng collagen sẽ dẫn đến lão hóa của cơ thể. Chính vì vậy collagen đóng vai trò quan trọng trong ngành thẩm mỹ, đặc biệt là chăm sóc da, phẫu thuật thẩm mỹ, phẫu thuật bỏng...
Dự án chiết xuất collagen từ da cá tra là một phần trong tổ hợp chuỗi hệ thống sản xuất khép kín quy mô lớn của Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhằm tận dụng hiệu quả nguồn phụ phẩm và phế phẩm từ cá tra, làm gia tăng giá trị lợi nhuận, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
Hiện nay, các doanh nghiệp chế biến thủy sản từ cá tra chủ yếu sử dụng phần thịt của cá để chế biến cá philê và các phụ phẩm như đầu, xương, nội tạng, mỡ được sử dụng sản xuất thành các sản phẩm bột cá và mỡ cá; trong khi một số sản phẩm có giá trị cao như gelatin, collagen, biogas, phân vi sinh... chưa được các doanh nghiệp quan tâm khai thác.
Việc sử dụng da cá tra sản xuất sản phẩm collagen của Công ty Vĩnh Hoàn được xem là mô hình kinh tế hiệu quả, bởi giá trị của sản phẩm collagen cao gấp 10 lần so với sản phẩm cá philê xuất khẩu và tận dụng triệt để nguồn da cá tra vốn là phế phẩm trước đây./.
Có thể bạn quan tâm

Mới đây ở thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề “Đánh giá tiềm năng sản xuất kinh doanh sản phẩm nhuyễn thể 2 mảnh vỏ”, bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Tổng giám đốc Công ty TNHH Hải Nam đã có bài tham luận “Tái tạo và phát triển sò điệp tại vùng biển Bình Thuận” .
Gia đình chị Triệu Thị Phin, dân tộc Dao, ở thôn Nà Khà, xã Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang là hộ đầu tiên trên địa bàn mạnh dạn thử nghiệm nuôi ếch kết hợp thả cá để phát triển kinh tế gia đình. Mô hình của chị bước đầu cho hiệu quả và đã có thu nhập.

Long Vĩnh là một xã thuộc huyện Duyên Hải (Trà Vinh), là địa bàn ngập mặn quanh năm, kinh tế chủ yếu của người dân là nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm sú, cua… Tuy nhiên trong quá trình nuôi các con giống người nuôi cũng gặp không ít rủi ro.

Nếu Minh Phú mua tôm nguyên liệu theo giá thị trường, DN sẽ có lời nhưng giá mua lại dưới giá thành, người nuôi tôm sẽ bỏ ao và DN cũng gặp khó khăn theo
Từ 1ha đất trồng lúa kém hiệu quả, ông Huỳnh Văn Sơn (ấp Long Phước, Long Mỹ - Mang Thít - Vĩnh Long) đã chịu khó tìm tòi, học hỏi và đã áp dụng thành công mô hình nuôi cá, thu lãi hàng trăm triệu đồng/năm.