Dựng chòi gác đêm ém bùa chống trộm cau

Đến thời điểm này tuy cau non tươi đã giảm 4.000-6.000 đồng/kg so với đầu vụ, còn 10.000-12.000 đồng/kg, nhưng đây vẫn là mức giá khá cao, gấp từ 3-4 lần so với những vụ trước đó.
Cau lên cơn “sốt”, thương lái lùng sục tìm mua nên thời gian gần đây, tại địa bàn huyện Sơn Tây đã xảy ra nhiều vụ trộm cau.
Một số chòi canh do người dân dựng ngay trên nương rẫy cau, để trông coi, chống hái trộm.
Ông Đinh Văn Bút (xã Sơn Dung) kể: Cách đây mấy hôm, kẻ trộm đã lẻn vào rẫy cau trồng của gia đình hái mất 40kg. Để chống trộm, nhiều người dân ở huyện miền núi Sơn Tây đã dựng chòi canh giữ.
Ông Đinh Văn Beo (xã Sơn Tây) bày tỏ: Đã gần 10 ngày nay, vào ban đêm hai vợ chồng ông phải chia nhau lên rẫy cau để trông coi. Một số người khác thì mang lễ vật lên rẫy cau của gia đình cúng "thần rừng", rồi sau đó dán "bùa" lên thân cau để nhờ "thần rừng" canh giữ hộ (?).
Cúng và dán bùa nhờ "thần rừng" canh chừng kẻ trộm.
Trao đổi với phóng viên ông Đinh Quang Ven - Phó chủ tịch UBND huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) xác nhận:
Tình trạng hái trộm cau non trên địa bàn có xảy ra, nhưng chỉ rải rác chứ không phải rầm rộ. Hiện tại, cơ quan công an đã tiến hành điều tra làm rõ để xử lý theo pháp luật.
Huyện cũng đã yêu cầu lực lượng chức năng và chính quyền các xã tăng cường công tác tuyên truyền, tuần tra kiểm soát để chống nạn trộm cau, và giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm

Chúng tôi lấy làm ngỡ ngàng khi đứng trước vườn thanh long đang mùa đơm bông kết trái trên đồng đất Nha Húi thuộc xã Mỹ Sơn. Mô hình cây thanh long ruột đỏ rộng 3 hecta của anh Sằn A Lộc đánh dấu bước phát triển mới trong nghề trồng cây ăn trái ở huyện Ninh Sơn.

Sau hơn một tuần giá lúa gạo thị trường nội địa tăng mạnh, khoảng 600 – 700 đồng/kí lô gam thì hiện bất ngờ đã quay đầu giảm trở lại.

Đây là một trong những quy định tại Quy chế quản lý cá tra bố mẹ chọn giống do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ký quyết định ban hành.

Với tập quán chăn nuôi truyền thống, từ bao đời nay đa phần người dân vùng nông thôn vẫn làm chuồng nuôi lợn ở vị trí thấp. Cũng chính vì cách chăn nuôi truyền thống này mà mỗi khi có lũ lớn xảy ra, người chăn nuôi thường bị thiệt hại rất nhiều.

Bất cứ ai có dịp về thăm mô hình chăn nuôi lợn nái kết hợp trồng bưởi của gia đình chị Mầu Thị Yến - thôn Tam Hợp, xã Cát Quế (Hà Nội), đều không khỏi ngỡ ngàng trước hiệu quả trong phát triển. Đây là mô hình mẫu cho nhiều cá nhân trong và ngoài địa phương đến học tập.