Dựng chòi gác đêm ém bùa chống trộm cau

Đến thời điểm này tuy cau non tươi đã giảm 4.000-6.000 đồng/kg so với đầu vụ, còn 10.000-12.000 đồng/kg, nhưng đây vẫn là mức giá khá cao, gấp từ 3-4 lần so với những vụ trước đó.
Cau lên cơn “sốt”, thương lái lùng sục tìm mua nên thời gian gần đây, tại địa bàn huyện Sơn Tây đã xảy ra nhiều vụ trộm cau.
Một số chòi canh do người dân dựng ngay trên nương rẫy cau, để trông coi, chống hái trộm.
Ông Đinh Văn Bút (xã Sơn Dung) kể: Cách đây mấy hôm, kẻ trộm đã lẻn vào rẫy cau trồng của gia đình hái mất 40kg. Để chống trộm, nhiều người dân ở huyện miền núi Sơn Tây đã dựng chòi canh giữ.
Ông Đinh Văn Beo (xã Sơn Tây) bày tỏ: Đã gần 10 ngày nay, vào ban đêm hai vợ chồng ông phải chia nhau lên rẫy cau để trông coi. Một số người khác thì mang lễ vật lên rẫy cau của gia đình cúng "thần rừng", rồi sau đó dán "bùa" lên thân cau để nhờ "thần rừng" canh giữ hộ (?).
Cúng và dán bùa nhờ "thần rừng" canh chừng kẻ trộm.
Trao đổi với phóng viên ông Đinh Quang Ven - Phó chủ tịch UBND huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) xác nhận:
Tình trạng hái trộm cau non trên địa bàn có xảy ra, nhưng chỉ rải rác chứ không phải rầm rộ. Hiện tại, cơ quan công an đã tiến hành điều tra làm rõ để xử lý theo pháp luật.
Huyện cũng đã yêu cầu lực lượng chức năng và chính quyền các xã tăng cường công tác tuyên truyền, tuần tra kiểm soát để chống nạn trộm cau, và giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm

Phú Yên đang có dịch lở mồm long móng (LMLM) gia súc ở một số xã. Để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, các ngành chức năng đã cấm vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc ra khỏi vùng dịch. Tuy nhiên lại rất khó kiểm soát phân bò khi nó đang là mặt hàng được mua bán khá rộ.

Những năm gần đây, nông dân các xã Phước Long, thị trấn Phước Long, Vĩnh Phú Tây (huyện Phước Long) mở rộng diện tích trồng màu và phát triển mô hình đa canh trên đất bờ bao vuông tôm. Việc làm này vừa hạn chế cỏ mọc xung quanh bờ bao, vừa tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình.

Để giảm thiểu tác động xấu do tình trạng nhiễm mặn gây thất thu cho nghề trồng lúa, nông dân xã Tân Xuân, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre chuyển sang nuôi bò, bước đầu cho thấy hiệu quả khả quan.

Những năm gần đây, khoai lang đang được coi là cây trồng chủ lực ở bản Tây Hưng, xã Muổi Nọi (Thuận Châu - Sơn La), bởi quy trình canh tác phù hợp với điều kiện sản xuất của nông dân.

Khuôn mặt lấm tấm mồ hôi, nhưng chị Lò Thị Tiên, đội 6, xã Thanh Xương (huyện Điện Biên) vẫn rạng rỡ, phấn khởi. Chị Tiên bộc bạch: “Đã mấy năm rồi, suốt ngày quanh quẩn với đàn chim bồ câu Pháp.