Dùng chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi xử lý nghiêm
Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an vừa ký Điện gửi Thủ trưởng các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, đơn vị trực thuộc Bộ;
Giám đốc Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, yêu cầu lực lượng Công an nhân dân (CAND) chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn sản xuất, mua bán, vận chuyển và tiêu thụ phân bón giả, thuốc trừ sâu giả…
Theo đó, qua công tác nắm tình hình, phát hiện trên thị trường hiện nay, tình trạng sản xuất, mua bán, vận chuyển và tiêu thụ phân bón giả, thuốc trừ sâu giả, kém chất lượng diễn biến phức tạp, gây thiệt hại cho nhà sản xuất, kinh doanh và nông dân.
Tình trạng sản xuất, sử dụng phụ gia, chất bảo quản trong chế biến thực phẩm, trong chăn nuôi, trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đang trở nên phổ biến.
Do chạy theo lợi nhuận, thiếu hiểu biết về pháp luật, nhiều nhà sản xuất do không trang bị quy trình sản xuất chuẩn, nguyên liệu không tốt, sản phẩm làm ra tiêu thụ chậm...
đã lạm dụng các chất bảo quản, dùng hóa chất công nghiệp thay cho hóa chất thực phẩm, vượt liều lượng cho phép rất nhiều lần… gây tác hại khôn lường cho người sử dụng.
Để chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn những hoạt động nêu trên, lãnh đạo Bộ yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quản lý thị trường...
tăng cường phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành pháp luật, không sản xuất, tiêu thụ phân bón, thuốc trừ sâu giả, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng; không lạm dụng, sử dụng phụ gia, chất bảo quản, không dùng hóa chất công nghiệp thay cho hóa chất thực phẩm; không sử dụng chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản...
Tổng cục An ninh, Tổng cục Cảnh sát chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ nắm tình hình việc nhập khẩu phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật; nguyên liệu, phụ gia, chất bảo quản chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi để kịp thời phát hiện các trường hợp nhập khẩu phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng;
Các loại nguyên liệu, phụ gia chất bảo quản thực phẩm, thức ăn chăn nuôi kém chất lượng, chứa độc tố, chất cấm để xử lý, kịp thời phối hợp có biện pháp đấu tranh ngăn chặn.
Tăng cường chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương chủ động phát hiện, ngăn chặn và điều tra, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ phân bón, thuốc trừ sâu giả, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng;
Sử dụng chất phụ gia, chất bảo quản trong chế biến thực phẩm, sử dụng nguyên liệu, phụ gia trong sản xuất thức ăn trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố tham mưu, phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sản xuất, tiêu thụ phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật; việc sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất bảo quản chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.
Kịp thời phát hiện các doanh nghiệp nhập khẩu, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng; các loại nguyên liệu, phụ gia chất bảo quản thực phẩm, thức ăn chăn nuôi kém chất lượng, chứa độc tố, chất cấm để phối hợp ngăn chặn, xử lý theo quy định của pháp luật.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm hồi phục và tiếp tục phát triển giống cam chanh đặc sản, từ năm 2011, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã triển khai đề tài “Chọn lọc và phục tráng giống cam chanh đặc sản của huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương” bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực.

Dự án tôm càng xanh trên địa bàn huyện Tam Nông phát triển được 9 năm, dự án này đã mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho người dân. Tuy nhiên, quá trình sản xuất đã bộc lộ nhiều khó khăn, nhất là trong năm 2012 chi phí đầu vào tăng cao, đầu ra sản phẩm không ổn định làm giảm lợi nhuận của người nuôi tôm…

Từ thực tế, anh Thiều Văn Thành, Trưởng phòng Kỹ thuật chuyển giao kỹ thuật (Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Quảng Ninh) đã bắt tay nghiên cứu mô hình nuôi cua biển trong rừng ngập mặn nhằm tìm ra giải pháp khắc phục những hạn chế hiện nay của hình thức nuôi cua biển trong các ao, đầm nước lợ, vùng cửa sông ven biển, đồng thời bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Thỏ lại là loài vật nuôi có vòng đời sản xuất rất ngắn, nhanh tăng đàn, hiệu quả kinh tế cao. Nhận thấy những ưu điểm đó, Phòng LĐ – TB&XH huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) đã triển khai mô hình nuôi thỏ cho 30 hộ nghèo ở thôn Phú Hòa, xã Trà Phú, bước đầu đạt kết quả khả quan.

Vài năm gần đây, rất nhiều gia đình ở xã Long Tân, huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) chú trọng vào nghề chăn nuôi bò sữa. Nhờ sự cần cù, chịu khó của bản thân, sự hỗ trợ tích cực về vốn lẫn kỹ thuật từ chính quyền địa phương, người dân đã biết cách nuôi bò sữa hiệu quả và đã có cuộc sống no đủ hơn.