Dùng chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi xử lý nghiêm
Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an vừa ký Điện gửi Thủ trưởng các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, đơn vị trực thuộc Bộ;
Giám đốc Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, yêu cầu lực lượng Công an nhân dân (CAND) chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn sản xuất, mua bán, vận chuyển và tiêu thụ phân bón giả, thuốc trừ sâu giả…
Theo đó, qua công tác nắm tình hình, phát hiện trên thị trường hiện nay, tình trạng sản xuất, mua bán, vận chuyển và tiêu thụ phân bón giả, thuốc trừ sâu giả, kém chất lượng diễn biến phức tạp, gây thiệt hại cho nhà sản xuất, kinh doanh và nông dân.
Tình trạng sản xuất, sử dụng phụ gia, chất bảo quản trong chế biến thực phẩm, trong chăn nuôi, trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đang trở nên phổ biến.
Do chạy theo lợi nhuận, thiếu hiểu biết về pháp luật, nhiều nhà sản xuất do không trang bị quy trình sản xuất chuẩn, nguyên liệu không tốt, sản phẩm làm ra tiêu thụ chậm...
đã lạm dụng các chất bảo quản, dùng hóa chất công nghiệp thay cho hóa chất thực phẩm, vượt liều lượng cho phép rất nhiều lần… gây tác hại khôn lường cho người sử dụng.
Để chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn những hoạt động nêu trên, lãnh đạo Bộ yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quản lý thị trường...
tăng cường phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành pháp luật, không sản xuất, tiêu thụ phân bón, thuốc trừ sâu giả, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng; không lạm dụng, sử dụng phụ gia, chất bảo quản, không dùng hóa chất công nghiệp thay cho hóa chất thực phẩm; không sử dụng chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản...
Tổng cục An ninh, Tổng cục Cảnh sát chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ nắm tình hình việc nhập khẩu phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật; nguyên liệu, phụ gia, chất bảo quản chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi để kịp thời phát hiện các trường hợp nhập khẩu phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng;
Các loại nguyên liệu, phụ gia chất bảo quản thực phẩm, thức ăn chăn nuôi kém chất lượng, chứa độc tố, chất cấm để xử lý, kịp thời phối hợp có biện pháp đấu tranh ngăn chặn.
Tăng cường chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương chủ động phát hiện, ngăn chặn và điều tra, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ phân bón, thuốc trừ sâu giả, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng;
Sử dụng chất phụ gia, chất bảo quản trong chế biến thực phẩm, sử dụng nguyên liệu, phụ gia trong sản xuất thức ăn trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố tham mưu, phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sản xuất, tiêu thụ phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật; việc sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất bảo quản chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.
Kịp thời phát hiện các doanh nghiệp nhập khẩu, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng; các loại nguyên liệu, phụ gia chất bảo quản thực phẩm, thức ăn chăn nuôi kém chất lượng, chứa độc tố, chất cấm để phối hợp ngăn chặn, xử lý theo quy định của pháp luật.
Có thể bạn quan tâm

Do lượng khóm thu hoạch trong thời điểm hiện nay giảm đáng kể nên người làm vườn thu hoạch đến đâu bán hết đến đó với giá tăng vọt từ 30 đến 40%.

Ốc bươu vàng chủ yếu phá hại lúa và hoa màu trồng dưới nước. Ốc ăn phiến lá và lá nõn cả ngày lẫn đêm, nhưng hoạt động mạnh nhất là lúc sáng sớm và chiều tối.
Đã thành thông lệ, khi thương lái hoặc người dân đem củ mì tươi đến bán cho các nhà máy chế biến đều phải qua khâu đo lường (thử) phần trăm chữ bột (điểm) để tính tiền. Nhưng chữ bột được các nhà máy khống chế ở mức tối đa là 30% nên cho dù thực tế chữ bột có cao hơn thì người bán cũng không được hưởng.

Nhiều nông dân ở ấp Thân Bình, xã Thân Cửu Nghĩa (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) vừa bị thiệt hại nặng vì mua nhầm giống cải bẹ trắng. Sau khi mua hạt giống về trồng, bà con mới phát hiện chúng không giống với giống cải bẹ trắng mà bà con thường trồng. Đã vậy, cải lại kém phát triển.

Thời tiết không thuận lợi, chi phí sản xuất cao, năng suất thấp, lúa thường bị rớt giá… là những bất lợi khi canh tác lúa vụ hè thu. Tuy nhiên, do việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng chậm chạp, nông dân vẫn cứ sản xuất lúa ồ ạt và vẫn tiếp tục… thất vọng với vụ lúa hè thu.