Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dùng bẫy đèn diệt trừ sâu đục thân hại cà phê

Dùng bẫy đèn diệt trừ sâu đục thân hại cà phê
Ngày đăng: 20/07/2015

Để phòng trừ kịp thời loại sâu đục thân này, người trồng cà phê cần biết: Sâu đục thân mình trắng trưởng thành là một loại xén tóc nhỏ có màu xanh đen. Con trưởng thành đẻ trứng vào vết nứt của đoạn cành hoặc thân rải rác hoặc thành từng cụm. Sau khi nở, sâu non đục vào gỗ, rồi đục ngoằn nghèo quanh vòng cây, tiện ngang các mạch gỗ. Sâu đục tới đâu, đùn phân và mạt cưa bịt kín đến đó. Đến tuổi 5, tuổi 6 sâu đục ra phía gần vỏ tạo 1 khoảng rộng trong phần gỗ của cây và hoá nhộng tại đó.

- Vòng đời từ trứng - sâu non - trưởng thành - đẻ trứng là 200 - 211 ngày trong vụ đông và 126 - 176 ngày đối với vụ hè.

- Cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng gây hại có các biểu hiện sau:

+ Toàn bộ lá phía trên ngọn bị vàng héo, các lá phía dưới còn xanh tốt, cây mọc thêm nhiều chồi thân.

+ Trên thân có những đường lằn nổi lên theo vòng, vỏ bị nứt nẻ, có những lỗ đục đường kính 2-3 mm.

+ Cây dễ bị gãy gục tại chỗ bị sâu đục.

+ Chẻ dọc thân cây thấy có đường rãnh sâu đục, phát hiện có sâu non màu trắng ngà, không có chân, toàn thân gồm nhiều đốt.

Biện pháp phòng trừ:

- Đối với vườn cà phê đang bị sâu đục thân phá hại, cần tiến hành cưa bỏ những đoạn cành, thân cây có sâu đục thân hại để tiêu diệt bằng cách đốt hoặc chẻ thân cây ra, thu sâu non để diệt.

- Con trưởng thành (bướm, xén tóc) thường bị kích thích và thu hút bởi ánh sáng vì thế có thể dùng bẫy đèn để bắt các con trưởng thành và tiêu diệt vào đầu mùa mưa. Thời điểm này chúng thường ghép đôi và sinh sản.

- Sử dụng một số loại thuốc BVTV sau để phun trừ: Hoạt chất Diazinon (Diazol 10G, liều lượng 15g/gốc; Diazan 50EC, liều lượng 2,5 lít/ha); hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl + Cypermethrin (Tungcydan 55EC, liều lượng 1,0 lít/ha)… Lượng nước phun 800 lít/ha, phun lên thân cây 2-3 lần để diệt sâu non ngay từ khi mới nở. Chú ý phun ướt đều toàn bộ cây, đặc biệt phun kỹ thân cây, và phun vào sáng sớm hoặc chiều mát.

- Trồng cây che bóng làm giảm cường độ ánh sáng. Cắt tỉa cành để cây có được bộ tán lá cân đối và thân cây được che phủ từ trên xuống dưới. Bón phân cân đối, đầy đủ để cây phát triển tốt, tăng sức đề kháng cho cây.

- Bảo vệ thiên địch, loài ong Apenesia sahyadrica Azevedo & Waichert ký sinh trên giai đoạn sâu non của sâu đục thân mình trắng.


Có thể bạn quan tâm

Tỷ phú đa năng vùng biên giới Tỷ phú đa năng vùng biên giới

rang trại vườn, ao, chuồng của gia đình ông Lê Tiến Nhật, ấp Voi, xã An Thạnh, huyện Bến Cầu (Tây Ninh) từ lâu đã trở thành địa chỉ tham quan, học hỏi cách làm giàu của nhiều nông dân trong vùng.

14/09/2016
Tỷ phú 8X giúp dân tiêu thụ nông, lâm sản Tỷ phú 8X giúp dân tiêu thụ nông, lâm sản

Anh Đỗ Ngọc Quý, khu 3, xã Ngọc Đồng, huyện miền núi Yên Lập (Phú Thọ) không chỉ là một trong những nông dân làm gia tăng thêm giá trị của hàng nông, lâm sản mà còn tạo việc làm với thu nhập ổn định cho 40 lao động nông thôn.

19/09/2016
Lão nông bắt đất phèn đẻ tiền tỷ Lão nông bắt đất phèn đẻ tiền tỷ

Những ngày này, đi đến xã Vĩnh Quới (thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng), đâu đâu cũng thấy màu xanh bạt ngàn của những vườn mãng cầu xiêm.

19/09/2016
Kháo nhau nếm thử nhãn lồng Phố Hiến ở Hàm Ếch Kháo nhau nếm thử nhãn lồng Phố Hiến ở Hàm Ếch

Nghe thương lái bán hoa quả ở thành phố Tuyên Quang kháo nhau, ở xã Thượng Ấm (Sơn Dương) có giống nhãn lồng Phố Hiến ngon hơn hẳn giống nhãn địa phương, chúng tôi đã tìm đến thôn Hàm Ếch để mục sở thị về loại nhãn này. Những chùm nhãn to, trĩu quả sà xuống bờ rào khiến cành nhãn phải gồng mình gánh đỡ là hình ảnh đầy ấn tượng về nhãn lồng Phố Hiến thời điểm này.

19/09/2016
Làm giàu nhờ mạnh dạn trồng cây ăn quả trên đất cằn Làm giàu nhờ mạnh dạn trồng cây ăn quả trên đất cằn

Hưởng ứng phong trào vận động của nhà nước, người dân huyện Yên Minh (Hà Giang) đã mạnh dạn chuyển đổi đất đai không màu mỡ sang trồng nhiều loại cây ăn quả. Nhiều hộ đã thoát nghèo và còn tiến tới làm giàu.

20/09/2016