Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dùng bẫy đèn diệt trừ sâu đục thân hại cà phê

Dùng bẫy đèn diệt trừ sâu đục thân hại cà phê
Ngày đăng: 20/07/2015

Để phòng trừ kịp thời loại sâu đục thân này, người trồng cà phê cần biết: Sâu đục thân mình trắng trưởng thành là một loại xén tóc nhỏ có màu xanh đen. Con trưởng thành đẻ trứng vào vết nứt của đoạn cành hoặc thân rải rác hoặc thành từng cụm. Sau khi nở, sâu non đục vào gỗ, rồi đục ngoằn nghèo quanh vòng cây, tiện ngang các mạch gỗ. Sâu đục tới đâu, đùn phân và mạt cưa bịt kín đến đó. Đến tuổi 5, tuổi 6 sâu đục ra phía gần vỏ tạo 1 khoảng rộng trong phần gỗ của cây và hoá nhộng tại đó.

- Vòng đời từ trứng - sâu non - trưởng thành - đẻ trứng là 200 - 211 ngày trong vụ đông và 126 - 176 ngày đối với vụ hè.

- Cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng gây hại có các biểu hiện sau:

+ Toàn bộ lá phía trên ngọn bị vàng héo, các lá phía dưới còn xanh tốt, cây mọc thêm nhiều chồi thân.

+ Trên thân có những đường lằn nổi lên theo vòng, vỏ bị nứt nẻ, có những lỗ đục đường kính 2-3 mm.

+ Cây dễ bị gãy gục tại chỗ bị sâu đục.

+ Chẻ dọc thân cây thấy có đường rãnh sâu đục, phát hiện có sâu non màu trắng ngà, không có chân, toàn thân gồm nhiều đốt.

Biện pháp phòng trừ:

- Đối với vườn cà phê đang bị sâu đục thân phá hại, cần tiến hành cưa bỏ những đoạn cành, thân cây có sâu đục thân hại để tiêu diệt bằng cách đốt hoặc chẻ thân cây ra, thu sâu non để diệt.

- Con trưởng thành (bướm, xén tóc) thường bị kích thích và thu hút bởi ánh sáng vì thế có thể dùng bẫy đèn để bắt các con trưởng thành và tiêu diệt vào đầu mùa mưa. Thời điểm này chúng thường ghép đôi và sinh sản.

- Sử dụng một số loại thuốc BVTV sau để phun trừ: Hoạt chất Diazinon (Diazol 10G, liều lượng 15g/gốc; Diazan 50EC, liều lượng 2,5 lít/ha); hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl + Cypermethrin (Tungcydan 55EC, liều lượng 1,0 lít/ha)… Lượng nước phun 800 lít/ha, phun lên thân cây 2-3 lần để diệt sâu non ngay từ khi mới nở. Chú ý phun ướt đều toàn bộ cây, đặc biệt phun kỹ thân cây, và phun vào sáng sớm hoặc chiều mát.

- Trồng cây che bóng làm giảm cường độ ánh sáng. Cắt tỉa cành để cây có được bộ tán lá cân đối và thân cây được che phủ từ trên xuống dưới. Bón phân cân đối, đầy đủ để cây phát triển tốt, tăng sức đề kháng cho cây.

- Bảo vệ thiên địch, loài ong Apenesia sahyadrica Azevedo & Waichert ký sinh trên giai đoạn sâu non của sâu đục thân mình trắng.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Cá Nước Ngọt Thoát Nghèo Ở Xã Khánh Trung, Huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) Mô Hình Nuôi Cá Nước Ngọt Thoát Nghèo Ở Xã Khánh Trung, Huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa)

Nhờ đó, nhiều bà con đã tự vươn lên thoát nghèo từ chính công sức của mình mà không phải trông chờ vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và địa phương. Trong đó, mô hình nuôi cá nước ngọt của anh Lương Văn Hợp ở xã Khánh Trung là một điển hình.

05/03/2014
Tổ Chức Kỷ Lục Châu Á Công Nhận Kỷ Lục Cho “Chả Cá Quy Nhơn” Tổ Chức Kỷ Lục Châu Á Công Nhận Kỷ Lục Cho “Chả Cá Quy Nhơn”

Chiều 3.3, lãnh đạo các sở: Công Thương, KH&CN, VH-TT& DL và UBND TP Quy Nhơn đã thống nhất đề xuất UBND tỉnh Bình Định gửi đơn đăng ký đề xuất để chính thức xác lập kỷ lục Châu Á món ăn đặc sản “Chả cá Quy Nhơn”.

05/03/2014
Lo Vi-Rút Cúm Gia Cầm Phát Sinh Chủng Mới Lo Vi-Rút Cúm Gia Cầm Phát Sinh Chủng Mới

Nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm A/H5N1 vẫn còn ở mức cao. Điều đáng lo là thời gian qua, trong số các ổ dịch phát sinh mới tại nhiều tỉnh, thành phố trong khu vực giáp ranh với địa bàn tỉnh Hậu Giang đang lưu hành các chủng vi-rút thuộc Clade 2.3.2.1C, thay vì Clade 1.1.

05/03/2014
Cấp Sổ Theo Dõi Vịt Chạy Đồng Cấp Sổ Theo Dõi Vịt Chạy Đồng

Vi rút cúm A/H5N1 tồn tại trong đàn thủy cầm dưới dạng lành mang trùng, bùng phát khi có điều kiện thuận lợi. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã phát hiện 10 ổ dịch với 24.257 con gia cầm mắc bệnh cúm ở các huyện Vũng Liêm, Mang Thít, Tam Bình, Trà Ôn và TX Bình Minh, trong đó có 2 ổ dịch đã qua 21 ngày.

05/03/2014
"Việt Hóa" Công Nghệ Sản Xuất Cà Chua

Trang trại Phong Thúy và 6 trang trại “vệ tinh” ở huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã “Việt hóa” thành công công nghệ chăm sóc cà chua từ châu Âu và châu Úc, đạt giá trị sản xuất từ 1,5 - 2 tỷ đồng/ha/năm.

05/03/2014