Đùi gà Mỹ bán giá 12 nghìn/kg Hải quan giấu thông tin

Tại Hội thảo Thương mại nông nghiệp Việt Nam trong biến động của kinh tế toàn cầu ngày 16/9, ông Trần Duy Khanh, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho biết, vừa qua dư luận đang nóng lên vấn đề thịt gà Mỹ bán phá giá tại Việt Nam, vậy có chuyện đó không?
Đến hôm nay có thể trả lời rằng, sau khi làm việc với Tổng cục Hải quan, Cục Thú y và trực tiếp làm việc với Hiệp hội xuất khẩu trứng và gia cầm Mỹ, với Phòng Nông nghiệp đại sứ quán Mỹ thì giá thấp nhất của họ xuất vào Việt Nam (đùi và cánh) là 0,9 USD/kg chưa bao gồm thuế, phí vận chuyển.
“Khi chúng tôi làm việc thì họ có nói ở Mỹ không bán gà nguyên con, người Mỹ thích ăn ức gà nên giá cánh và đùi rất rẻ. Và khi kiểm tra lại với Cục Thú y và Tổng cục Hải quan thì cũng đưa ra cái giá như vậy. Từ đó có thể thấy giá thịt gà bán 12.000 - 13.000 đồng/kg là gian lận thương mại”, ông Khanh khẳng định.
Thịt gà Mỹ giá rẻ đang được bán tràn lan trên thị trường
Theo ông Khanh, vừa rồi có 13 bang của Mỹ bị cấm do xảy ra dịch cúm nên hàng tồn sắp đến thời kỳ bị hủy dưới sự giám sát của chính quyền, vấn đề này dưới sự bắt tay của doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Mỹ ngoài luồng đã nhập về Việt Nam.
“Khi tôi và VTV1 cùng làm việc với Tổng cục Hải quan, tôi đề nghị Tổng cục công bố cho chúng tôi rõ địa chỉ nhập hàng thì Tổng cục Hải quan nói cái này là cái bí mật doanh nghiệp”, ông Khánh nói.
Trước đó, ông Lê Văn Quyết, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ cho biết, thịt gà Mỹ tràn vào Việt Nam bán với giá rẻ khiến giá gà trong nước sụt giảm mạnh, người chăn nuôi đang chịu lỗ 10.000 đồng/con gà.
Và với mức lỗ này thì trong 11 tháng qua, người chăn nuôi gà cả nước đã thiệt hại trên 1.300 tỷ đồng. Riêng tại Đông Nam Bộ có trên 3.000 trang trại với tổng đàn hơn 8 triệu con, tính ra mỗi tháng các trang trại ở khu vực này lỗ 80 - 90 tỷ đồng.
Trong khi đó, các hiệp hội cũng nhận định rằng gà Mỹ bán giá 20.000 đồng/kg, thậm chí giá chỉ có 13.000 đồng/kg có thể có chuyện gian lận thương mại.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều năm qua, người dân thuộc ấp An Nhơn, xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) chọn cây ấu làm cây trồng cải thiện thu nhập vào mùa nước nổi.

Dưới sự hỗ trợ của chính quyền Đài Loan (Trung Quốc), Trạm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp huyện Hoa Liên đã phát triển thành công gạo có màu sắc khác so với gạo thông thường hiện nay, vốn chủ yếu có màu trắng.

Phúc Thành (Yên Thành) là xã đầu tiên của Nghệ An thành công trong dồn điền đổi thửa (DĐĐT). Đây là “cánh cửa” mở ra những vùng sản xuất quy mô lớn, góp phần thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM).

Gia đình ông Lê Quốc Hùng ở thị trấn Bút Sơn huyện Hoằng Hoá, Thanh Hóa đã triển khai mô hình nuôi lợn rừng được ba năm nay. Hiện nay, trại lợn rừng của ông Hùng đã có tới hàng chục cặp lợn rừng bố mẹ tham gia sinh sản, vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm. Đến nay trại lợn rừng của gia đình ông đã ngày một phát triển, mỗi năm xuất bán ra thị trường hàng trăm con giống, mang lại nguồn thu đáng kể so với một số ngành nghề khác.

Từ nhiều năm nay, người dân ở thôn Thái Xuân, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành rất kính trọng ông Bùi Xuân Danh, 55 tuổi, công an thôn bởi ông là người biết tính toán làm ăn, đi lên từ mô hình cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn và làm giàu chính đáng ngay tại địa phương vốn nghèo khó này.