Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đưa Thủy Sản Chất Lượng Cao, Xuất Xứ Tốt Vào Australia

Đưa Thủy Sản Chất Lượng Cao, Xuất Xứ Tốt Vào Australia
Ngày đăng: 18/07/2014

Việt Nam là nhà cung cấp thủy sản lớn thứ 3 cho Australia, sau New Zealand và Trung Quốc, chiếm 20% thị phần.

Australia là một trong những nước có mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người tăng từ 10kg/năm vào những năm 1990 lên khoảng 25kg/năm hiện nay. Tuy nhiên, mức tiêu thụ bình quân này vẫn còn thiếu 40% so với khuyến cáo của các tổ chức về sức khoẻ của nước này, nên, nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản của Australia sẽ còn tăng hơn nữa.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Australia, hằng năm, Australia nhập khẩu hơn 200.000 tấn thủy sản, trị giá hơn 1 tỷ USD, trong đó Việt Nam là nhà cung cấp lớn thứ 3 sau New Zealand và Trung Quốc, chiếm 20% thị phần.

Trong các loại hải sản thì tôm là mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất tại Australia. Lượng tiêu thụ tôm hằng năm lên tới 50.000 tấn. Australia nhập khẩu khoảng 25.000 tấn và lượng cung cấp còn lại từ các nhà nuôi trồng và đánh bắt địa phương.

Ngày càng có nhiều người tiêu dùng Australia chọn tôm đông lạnh nhập khẩu từ Thái Lan và Việt Nam do giá thành thấp hơn và chất lượng ngày càng được cải thiện.

Năm 2013, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Australia đạt trên 128 triệu USD, tăng 27,5% so với năm 2012 và đây là thị trường tiêu thụ tôm lớn thứ 6 của Việt Nam sau Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Sau cá hồi Đại Tây Dương, người tiêu dùng Australia rất ưa chuộng cá basa vì giá cả phải chăng, vị thanh và không có xương.

Như vậy, 2 trong 3 mặt hàng thủy sản được tiêu thụ nhiều nhất ở Australia là tôm và cá basa đều là các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam.

Việt Nam hiện là một trong ba nhà nhà cung cấp hải sản lớn nhất cho thị trường Australia và nếu có cách tiếp cận và bước đi phù hợp chắc chắn sẽ tăng được thị phần.

Vấn đề hiện nay là các nhà sản xuất và cung ứng thủy sản Việt Nam cần nắm rõ các các qui định nghiêm ngặt của Australia về vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn sinh học. Hàng thuỷ sản của Việt Nam vẫn còn nhiều trường hợp dư lượng kháng sinh và dư lượng thuốc diệt nấm bị phát hiện. Điều này sẽ ảnh hưởng đến uy tín của hàng Việt Nam nếu không loại trừ triệt để.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Australia, giải pháp ưu việt nhất là đưa hàng có chất lượng cao và xuất xứ tốt của sản phẩm, đồng thời, xây dựng hình ảnh sản phẩm của Việt Nam không kém hơn các sản phẩm của Australia.

Theo đó, xuất xứ tốt của sản phẩm (không phải giá thấp) nên là trọng tâm chính cần hướng tới. An toàn thực phẩm, môi trường bền vững, đãi ngộ lao động, tất cả được minh chứng bằng một giấy xác nhận độc lập sẽ là con đường chúng ta phải đi.

Muốn thực sự hiểu thị trường, các nhà cung cấp nên đi thăm và dành thời gian để hiểu người tiêu dùng nghĩ gì và tìm giải pháp phù hợp cho hệ thống bán buôn và bán lẻ.

Nhưng thành công thực sự cho Việt Nam sẽ là việc cung cấp các sản phẩm đổi mới có giá trị gia tăng cao hơn là chỉ đơn giản cung cấp các nguyên liệu thô và chủng loại hàng rẻ tiền.

Việc này sẽ giúp nâng tầm thương hiệu Việt Nam, xây dựng lòng tin đối với người tiêu dùng và thay đổi nhận thức về việc Việt Nam chỉ cung cấp các sản phẩm rẻ tiền, mà người Australia thường quan niệm hàng rẻ tiền là hàng có chất lượng không tốt.


Có thể bạn quan tâm

Bền vững nuôi tôm quảng canh cải tiến Bền vững nuôi tôm quảng canh cải tiến

Năm 2015, Phòng Kinh tế TP Cà Mau triển khai dự án nuôi tôm quảng canh cải tiến tại ấp Cái Su, xã Hoà Tân. Đây là mô hình trình diễn có nhiều ưu điểm và đạt hiệu quả cao hơn nhiều so với cách nuôi tôm truyền thống…

15/07/2015
Ghẹ Trà Cổ trước nguy cơ cạn kiệt Ghẹ Trà Cổ trước nguy cơ cạn kiệt

Trà Cổ (TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) không chỉ là một khu du lịch hấp dẫn với phong cảnh thiên nhiên vẫn còn giữ nhiều nét hoang sơ, mà còn được biết đến bởi ghẹ ở đây ngon nổi tiếng. Tuy nhiên, ghẹ Trà Cổ hiện đang bị cạn kiệt nghiêm trọng, đe doạ tới nguồn lợi đặc sản này...

15/07/2015
Nuôi tôm trong nhà kính đạt hiệu quả kinh tế cao Nuôi tôm trong nhà kính đạt hiệu quả kinh tế cao

Ngày 12-7, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát, cùng đại diện các tỉnh ĐBSCL, các nhà khoa học… đến khảo sát mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà kính ở xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình (Bạc Liêu), do Tập đoàn Việt Úc triển khai.

15/07/2015
Quản lý sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản Quản lý sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản

Kể từ ngày 06/8/2015, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến sản xuất, kinh doanh, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trên lãnh thổ Việt Nam cần áp dụng các quy định tại Thông tư số 23/2015/TT-BNNPTNT ngày 22/6/2015 của Bộ NN và PTNT về quản lý sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

15/07/2015
Triển vọng trang trại nuôi dê Thái ở Di Linh (Lâm Đồng) Triển vọng trang trại nuôi dê Thái ở Di Linh (Lâm Đồng)

Thực hiện chủ trương chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, thời gian qua, nhiều nông hộ trên địa bàn xã Gia Hiệp (Di Linh - Lâm Đồng) đã triển khai nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, như: Mô hình nuôi tằm, nuôi bò, nuôi heo kết hợp với trồng trọt… và mới đây, xuất hiện thêm trang trại nuôi dê. Đây là mô hình chăn nuôi hứa hẹn sẽ có nhiều triển vọng.

15/07/2015