Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dưa Tăng Giá Vì... Khan Hiếm

Dưa Tăng Giá Vì... Khan Hiếm
Ngày đăng: 29/04/2014

Một tuần trở lại đây, giá dưa bất ngờ tăng mạnh từ 5.000-10.000 đồng/kg, nhưng thật tréo ngoe khi có rất ít hộ trồng dưa thu hoạch vào đúng thời điểm này.

Cánh đồng dưa ở xã Tịnh An (TP.Quảng Ngãi), chỉ cách 1 tháng trước, nơi đây từng là vựa dưa lớn với hơn 100ha nhưng chờ đến chín bủn vẫn chẳng ai đến mua, thì nay các thương lái tìm về đây để hỏi mua từng trái với giá cao chưa từng có từ đầu vụ đến giờ.

Hai ngày nay, chòi dưa của ông Nguyễn Thanh Lý- ngụ xã Bình Chương đặt ở ngay bãi giữa sông Trà bỗng nhộn nhịp cùng tiếng nói cười xôn xao. Gần 2 ha dưa của ông đang đến kỳ thu hoạch và giá bán lên đến 8.000 đồng/kg. “Bãi giữa này có mấy chục hộ trồng dưa nhưng họ trồng sớm, thu hoạch sớm nên giờ còn 1, 2 chòi ở lại đây thôi. Hồi đầu vụ, tôi tưởng mình lỗ nặng khi giá dưa chỉ còn vài trăm đồng. Nhưng may quá, đến khi ruộng dưa nhà tôi chín thì giá tăng đến bất ngờ”- ông Lý vui mừng.

Theo ông Lý, chưa năm nào giá dưa lại tăng giảm kỳ lạ như năm nay. Tính đến thời điểm hiện tại, ông đã lãi khoảng 7-8 triệu đồng/sào dưa. “Như mọi năm thì đầu vụ giá dưa sẽ tăng cao. Đến giữa và cuối vụ như bây giờ thì giá dưa cao lắm cũng chỉ 2.000 đồng/kg. Nhưng năm nay, giá dưa lại chạy ngược. Đầu vụ thì tụt thảm hại, cuối vụ lại tăng vùn vụt. Thiệt lạ quá!”- ông Lý băn khoăn.

Toàn tỉnh Quảng Ngãi có hơn 1.500ha trồng dưa, thì đến nay chỉ còn khoảng 300ha dưa đang độ thu hoạch. Diện tích còn lại đã được thu hoạch vào đúng thời điểm giá dưa lao dốc. Điều này đã khiến cho hàng nghìn hộ trồng dưa phải thu về một mùa dưa đắng và những khoản lỗ nặng.

Đến khi giá dưa tăng, thì các hộ trồng dưa này lại có chung một tâm trạng “tiếc hùi hụi”. Anh Trần Văn Anh- ngụ xã Tịnh Hiệp đã bán ra 3ha dưa với giá 800 đồng/kg ngẫm nghĩ: “Đúng là cái số mà, cách đây 1 tháng tôi chỉ mong bán được dưa thôi chứ giá bao nhiêu cũng chịu. Giờ nhìn mấy ruộng dưa bên cạnh vừa chín tới đã có thương lái tới hỏi mua ầm ầm với giá cao trên trời mà tiếc quá.”

Giá dưa tăng cao, nhưng dưa hấu lại bắt đầu khan hiếm. Nên có ruộng dưa còn đến 20 ngày nữa mới thu hoạch đã được các thương lái kéo đến đặt mua trước. Thương lái Trần Thị Nguyên- ngụ xã Trà Bình, Trà Bồng cho hay: “Mấy ngày nay phía Trung Quốc yêu cầu khối lượng lớn dưa hấu nên xe chở tới cửa khẩu 1-2 ngày là được đưa qua biên giới tiêu thụ liền. Nên tôi phải tích cực thu mua”

Nhiều người nông dân trồng dưa mừng ra mặt khi ruộng dưa của mình bán được giá so với các hộ thu hoạch trước. Nhưng họ cũng không khỏi lo lắng khi nguồn thu nhập của họ phụ thuộc hoàn toàn vào nhu cầu thu mua của phía Trung Quốc. “Trồng dưa kiểu này thấy phiêu quá. Khi thì được giá, khi lại rớt thảm hại. Không biết đâu mà lần. Chắc năm sau tôi quay lại trồng lúa cho chắc”- Nông dân Trần Văn Anh than thở.

Tình trạng giá dưa nhảy múa lên xuống, ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân như hiện nay đặt ra một vấn đề cấp thiết. Đó là cần phải có một tổ chức với sự hỗ trợ của ngành chức năng để quy hoạch lại diện tích trồng dưa hấu tại các địa phương của Quảng Ngãi, tránh việc trồng ồ ạt và thu hoạch cùng lúc. Theo đó, sẽ bảo vệ quyền lợi của người trồng dưa với giá cả đầu ra ổn định và giảm thiểu tình trạng ùn ứ sản phẩm…


Có thể bạn quan tâm

Nuôi tôm lấn chiếm lòng sông Trường Giang Nuôi tôm lấn chiếm lòng sông Trường Giang

Phòng NN&PTNT huyện Thăng Bình cho biết, toàn huyện có trên 120 ha diện tích nuôi tôm đang chiếm dụng lòng sông Trường Giang.

24/07/2015
Nuôi rắn ri voi trong bể xi-măng Nuôi rắn ri voi trong bể xi-măng

Những năm gần đây, phong trào nuôi rắn ri voi (ri tượng) phát triển mạnh ở Cà Mau và các tỉnh ÐBSCL. Giá rắn ri voi thương phẩm và rắn giống rất cao, nên nhiều bà con quan tâm và chọn nuôi loài động vật này để phát triển kinh tế. Nhiều kiểu nuôi rắn được áp dụng như: nuôi trong khạp, trong lưới, trong bể xi-măng, trong ao đất…

25/07/2015
Thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) phát triển đàn vật nuôi hiệu quả Thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) phát triển đàn vật nuôi hiệu quả

Bên cạnh thế mạnh về thủy sản, thời gian qua, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) còn chú trọng phát triển đàn vật nuôi, nhất là nuôi bò, nuôi dê sinh sản, giúp cải thiện cuộc sống người dân.

25/07/2015
Quy hoạch chăn nuôi cần tính đến cân đối nguồn nước phù hợp Quy hoạch chăn nuôi cần tính đến cân đối nguồn nước phù hợp

Vùng cực nam Trung Bộ vừa trải qua một vụ nóng hạn tồi tệ. Cuộc sống con người bị chao đảo vì thiếu nước. Những cánh đồng nứt nẻ, cây trồng héo khô. Nhiều đàn gia súc ốm o, xơ xác vì khát. Những hình ảnh này gợi lên suy nghĩ về nhu cầu khẩn thiết là nước ngọt cho chăn nuôi.

25/07/2015
Đầu tư nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi quy hoạch theo hướng giảm lúa Đầu tư nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi quy hoạch theo hướng giảm lúa

Không chỉ mất cân đối về quy hoạch giữa nguồn lương thực xuất khẩu và nguồn nguyên liệu chăn nuôi trong nước, gây những xáo trộn mà những quan sát mới nhất từ các chuyên gia kinh tế đã chỉ ra rằng, vị thế cây lúa đã qua “thời gái son”, không chỉ thị trường xuất khẩu co hẹp mà còn đang làm sụt giảm đà tăng trưởng của ngành nông nghiệp...

25/07/2015