Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đưa Sâm Cao Ly Về Đất Tây Giang

Đưa Sâm Cao Ly Về Đất Tây Giang
Ngày đăng: 24/01/2014

Thời gian gần đây, bên cạnh việc đưa sâm Ngọc Linh (huyện Nam Trà My - Quảng Nam), Công ty cổ phần thương mại dược sâm Ngọc Linh Quảng Nam còn đưa thêm cây sâm Cao Ly (Hàn Quốc) di thực về trồng thử nghiệm tại huyện miền núi biên giới Tây Giang.

Dược sĩ Nguyễn Đình Triệu - Phó Chủ tịch HĐQT công ty cho biết: “Hoạt chất trong rễ củ và thân của cây sâm Ngọc Linh đã phân lập được 52 saponin, trong đó có 26 saponin thường thấy ở sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Nhật. Trong lá và cọng lá sâm Ngọc Linh còn xác định có 17 acid amin, 20 chất khoáng vi lượng...

Sâm Ngọc Linh có tác dụng bồi bổ sức khỏe, điều hòa huyết áp, chống lão hóa, thanh nhiệt giải độc, giúp bảo vệ tế bào gan, giúp ăn ngon, ngủ tốt, gia tăng sức đề kháng, cải thiện các trường hợp suy nhược thần kinh, suy nhược sinh dục, tốt cho sức khỏe.

Để phát triển và nhân rộng sâm Ngọc Linh, năm 2004, công ty đã di thực trồng thử nghiệm tại 2 xã Chơm và Gary của huyện Tây Giang 10.000 cây sâm Ngọc Linh. Qua 9 năm trồng thử nghiệm, đợt khảo sát vừa rồi tại hai xã này, số lượng sâm Ngọc Linh giảm đáng kể, tại xã Gary chỉ còn có 300 cây, xã Chơm còn 1.400 cây.

Sở dĩ cây sâm sinh trưởng và phát triển chậm là do độ đồng đều của cây và củ rất thấp do phải di chuyển địa điểm trồng nhiều lần. Mặt khác, sâm hiện nay được trồng trên đất đỏ, lượng mùn quá thấp, thiếu độ ẩm, chưa bổ sung phân bón, kỹ thuật trồng cũng chưa cao...

Nhưng về hoạt chất, sâm Ngọc Linh trồng tại Tây Giang tương đương với sâm Ngọc Linh tại Trà Linh. Để phát triển thêm cây sâm Ngọc Linh ở Tây Giang, đầu năm 2013, công ty tiếp tục cung cấp thêm cho xã Chơm 5.000 cây, xã Gary 4.300 cây giống. Bên cạnh đó, công ty vừa được Hàn Quốc tặng 100 đồi mầm và 10.000 hạt mầm sâm Cao Ly.

Công ty đã chuyển toàn bộ số giống này về cho Trung tâm Khuyến nông huyện Tây Giang trồng thử nghiệm tại vườn ươm. Qua khảo sát, khí hậu và đất màu mỡ ở Tây Giang rất phù hợp, thích nghi với cây sâm Cao Ly. “Nếu toàn bộ số giống sâm Cao Ly đó phát triển, nảy mầm hết, vào tháng 3.2014, công ty sẽ chuyển về trồng thử nghiệm tại hai xã Chơm và Gary” - ông Triệu cho hay.

Cây sâm Cao Ly nếu phát triển tốt, người dân ở huyện Tây Giang sẽ làm giàu từ cây trồng này. Công ty sẽ xây dựng một đề án và ký hợp đồng cung cấp giống, thu mua toàn bộ sản phẩm sâm của người dân. Ông Trần Công Ta - Trưởng trạm Khuyến nông huyện Tây Giang cho biết: “Các hộ gia đình sẽ được hỗ trợ nguồn giống, kỹ thuật để phát triển thành vùng nguyên liệu trong nay mai. Đầu năm 2014, trung tâm đề nghị huyện mua thêm 10.000 cây để trồng, mỗi năm nhân giống thêm từ 1 - 2ha”.

Ông Phạm A - Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang thông tin: Huyện đang lên phương án giao lại 2 vườn sâm Ngọc Linh tại 2 xã Chơm và Gary cho hộ hoặc nhóm hộ quản lý, bảo vệ hưởng lợi từ việc thu hái hạt để nhân giống cây con tại vườn sâm. Hàng năm, UBND huyện bố trí một khoản kinh phí để mua cây giống sâm Ngọc Linh hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất nhân rộng ra trên địa bàn huyện.


Có thể bạn quan tâm

Diễn đàn phát triển cây ăn quả ôn đới tỉnh Lào Cai Diễn đàn phát triển cây ăn quả ôn đới tỉnh Lào Cai

Sáng 25/9, Ban Quản lý Dự án AGB phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lào Cai đã tổ chức Diễn đàn phát triển cây ăn quả ôn đới tại Lào Cai.

27/09/2015
Hồng giòn vào vụ cho thu nhập cao Hồng giòn vào vụ cho thu nhập cao

Nhiều gia đình trồng hồng tại xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng cho biết, hiện thương lái đang thu mua hồng tại vườn với giá 6.500 đến 7.000 đồng/kg.

27/09/2015
Tìm giải pháp tháo gỡ cho ngành hàng xoài ở huyện Cao Lãnh Đồng Tháp Tìm giải pháp tháo gỡ cho ngành hàng xoài ở huyện Cao Lãnh Đồng Tháp

Đây là nội dung chính trong buổi gặp gỡ và tọa đàm giữa doanh nghiệp (DN), nhà vườn trồng xoài ở huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp).

27/09/2015
Bàn cách phòng trị bệnh hại chính trên cây ăn trái vùng ĐBSCL Bàn cách phòng trị bệnh hại chính trên cây ăn trái vùng ĐBSCL

Để kịp thời giúp các nhà vườn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) kịp thời phòng, chống dịch hại trên cây ăn trái.

27/09/2015
Giúp xã viên tăng giá trị trồng lúa 1,3 lần Giúp xã viên tăng giá trị trồng lúa 1,3 lần

Nhờ mô hình ưu việt mà HTX Nông nghiệp Bình Định (huyện Kiến Xương, Thái Bình) giá trị lợi nhuận trồng lúa toàn xã đã tăng thêm 3,6 tỷ đồng so với trước đây. Bình Định luôn dẫn đầu năng suất lúa của huyện, đạt bình quân 13,5 tấn/ha/năm.

27/09/2015