Đưa Sâm Cao Ly Về Đất Tây Giang

Thời gian gần đây, bên cạnh việc đưa sâm Ngọc Linh (huyện Nam Trà My - Quảng Nam), Công ty cổ phần thương mại dược sâm Ngọc Linh Quảng Nam còn đưa thêm cây sâm Cao Ly (Hàn Quốc) di thực về trồng thử nghiệm tại huyện miền núi biên giới Tây Giang.
Dược sĩ Nguyễn Đình Triệu - Phó Chủ tịch HĐQT công ty cho biết: “Hoạt chất trong rễ củ và thân của cây sâm Ngọc Linh đã phân lập được 52 saponin, trong đó có 26 saponin thường thấy ở sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Nhật. Trong lá và cọng lá sâm Ngọc Linh còn xác định có 17 acid amin, 20 chất khoáng vi lượng...
Sâm Ngọc Linh có tác dụng bồi bổ sức khỏe, điều hòa huyết áp, chống lão hóa, thanh nhiệt giải độc, giúp bảo vệ tế bào gan, giúp ăn ngon, ngủ tốt, gia tăng sức đề kháng, cải thiện các trường hợp suy nhược thần kinh, suy nhược sinh dục, tốt cho sức khỏe.
Để phát triển và nhân rộng sâm Ngọc Linh, năm 2004, công ty đã di thực trồng thử nghiệm tại 2 xã Chơm và Gary của huyện Tây Giang 10.000 cây sâm Ngọc Linh. Qua 9 năm trồng thử nghiệm, đợt khảo sát vừa rồi tại hai xã này, số lượng sâm Ngọc Linh giảm đáng kể, tại xã Gary chỉ còn có 300 cây, xã Chơm còn 1.400 cây.
Sở dĩ cây sâm sinh trưởng và phát triển chậm là do độ đồng đều của cây và củ rất thấp do phải di chuyển địa điểm trồng nhiều lần. Mặt khác, sâm hiện nay được trồng trên đất đỏ, lượng mùn quá thấp, thiếu độ ẩm, chưa bổ sung phân bón, kỹ thuật trồng cũng chưa cao...
Nhưng về hoạt chất, sâm Ngọc Linh trồng tại Tây Giang tương đương với sâm Ngọc Linh tại Trà Linh. Để phát triển thêm cây sâm Ngọc Linh ở Tây Giang, đầu năm 2013, công ty tiếp tục cung cấp thêm cho xã Chơm 5.000 cây, xã Gary 4.300 cây giống. Bên cạnh đó, công ty vừa được Hàn Quốc tặng 100 đồi mầm và 10.000 hạt mầm sâm Cao Ly.
Công ty đã chuyển toàn bộ số giống này về cho Trung tâm Khuyến nông huyện Tây Giang trồng thử nghiệm tại vườn ươm. Qua khảo sát, khí hậu và đất màu mỡ ở Tây Giang rất phù hợp, thích nghi với cây sâm Cao Ly. “Nếu toàn bộ số giống sâm Cao Ly đó phát triển, nảy mầm hết, vào tháng 3.2014, công ty sẽ chuyển về trồng thử nghiệm tại hai xã Chơm và Gary” - ông Triệu cho hay.
Cây sâm Cao Ly nếu phát triển tốt, người dân ở huyện Tây Giang sẽ làm giàu từ cây trồng này. Công ty sẽ xây dựng một đề án và ký hợp đồng cung cấp giống, thu mua toàn bộ sản phẩm sâm của người dân. Ông Trần Công Ta - Trưởng trạm Khuyến nông huyện Tây Giang cho biết: “Các hộ gia đình sẽ được hỗ trợ nguồn giống, kỹ thuật để phát triển thành vùng nguyên liệu trong nay mai. Đầu năm 2014, trung tâm đề nghị huyện mua thêm 10.000 cây để trồng, mỗi năm nhân giống thêm từ 1 - 2ha”.
Ông Phạm A - Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang thông tin: Huyện đang lên phương án giao lại 2 vườn sâm Ngọc Linh tại 2 xã Chơm và Gary cho hộ hoặc nhóm hộ quản lý, bảo vệ hưởng lợi từ việc thu hái hạt để nhân giống cây con tại vườn sâm. Hàng năm, UBND huyện bố trí một khoản kinh phí để mua cây giống sâm Ngọc Linh hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất nhân rộng ra trên địa bàn huyện.
Có thể bạn quan tâm

Trong nhiều năm trước đây, việc xuất khẩu mật ong gặp vô vàn khó khăn do chưa đảm bảo yêu cầu về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm theo yêu cầu của nước nhập khẩu. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mật ong và người nuôi ong gặp nhiều rủi ro, bị thua lỗ nhiều.

Trước thực trạng cà chua khu vực Đà Lạt, Lâm Đồng được mùa rớt giá, nông dân thua lỗ nặng, Hệ thống siêu thị Big C đã tích cực hỗ trợ tiêu thụ 150 tấn cà chua, đồng thời, tìm giải pháp quảng bá, tăng đầu ra cho bà con nông dân Đà Lạt, Lâm Đồng.

Trên nền đất ẩm ngổn ngang xác cây hồ tiêu, bà Nhữ Thị Doanh (trú tổ 3, thôn 2, xã Ia Krái, huyện Ia Grai) đưa tay ngắt một chùm tiêu chi chít quả từ một gốc hồ tiêu bằng trụ bê tông cao vút và sum suê lá nhưng đã ngả vàng héo quắt. Lau những giọt nước mắt chảy dài trên khuôn mặt hốc hác, bà kể: “Năm 2000, giá cà phê xuống thấp nên chúng tôi chuyển sang trồng tiêu.

Vài năm trở lại đây, mùa thu hoạch, thương lái nhộn nhịp tìm đến huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long mua khoai lang xuất sang Trung Quốc, nhiều người dân đã làm giàu từ trồng khoai, diện tích trồng khoai lang cũng tăng nhanh chóng. Năm 2014, diện tích trồng khoai lang Bình Tân ước đạt 11.000ha nhưng tình hình tiêu thụ không còn khả quan như trước…

Huyện Vĩnh Lợi là một trong những địa phương có diện tích trồng gừng lớn nhất tỉnh Bạc Liêu. Năm nay, bà con trồng gừng ở huyện vừa trúng mùa lại trúng giá. Giá gừng đang ở mức khá cao, từ 40.000 - 100.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, người trồng gừng lãi hơn 80 triệu đồng/công.