Đưa Rau Xà Lách Sản Xuất Tại Đà Lạt Sang Hàn Quốc

Ngoài việc cung cấp cho thị trường nội địa thông qua hệ thống siêu thị Co.opmart, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Anh Đào (Anh Đào Co.op) vừa đưa thành công 2 container rau xà lách Mỹ sản xuất tại Đà Lạt sang Hàn Quốc với giá trên 1 đô la Mỹ/kg, cao hơn thị trường nội địa 15%.
Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Nguyễn Công Thừa, Giám đốc Anh Đào Co.op, cho biết lô xà lách đầu tiên vừa được phía Hàn Quốc chấp nhận (có khối lượng khoảng 60 tấn) nằm trong hợp đồng xuất khẩu đã được ký kết giữa Anh Đào Co.op và đối tác CJ Group của Hàn Quốc trước đó.
Theo hợp đồng ký kết, Anh Đào Co.op sẽ cung cấp cho CJ Group 60 tấn xà lách/tháng, tương đương 15 tấn/tuần. “Nguồn rau xà lách do Anh Đào Co.op sản xuất tại Đà Lạt nhưng giống và kỹ thuật canh tác được hỗ trợ bởi CJ Group và các chuyên gia, kỹ sư của họ”, ông Thừa cho biết.
Tuy nhiên, theo ông Thừa, ngoài đòi hỏi cao về quy cách sản phẩm, tức sản phẩm phải có độ đồng đều cao về kích thước, thì chỉ cần đáp ứng được các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, vi sinh vật…, tương đương theo tiêu chuẩn VietGap (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt- PV) của Việt Nam, họ sẽ đồng ý nhập.
Được biết, Anh Đào Co.op hiện có 270 héc ta sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, mỗi năm cung cấp cho thị trường 42.000 tấn, trong đó có 90% sản lượng được cung ứng cho thị trường nội địa thông qua hệ thống siêu thị Co.opmart.
Còn theo ông Vũ Văn Tư, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư- Thương mại- Du lịch Lâm Đồng, toàn tỉnh hiện có hơn 51.700 héc ta sản xuất rau củ các loại với sản lượng đạt trên 1,6 triệu tấn/năm, trong đó có khoảng 13.300 tấn được xuất khẩu trong năm 2013.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, phong trào nuôi động vật hoang dã của người dân trên địa bàn tỉnh có chiều hướng phát triển. Cùng với các hộ dân nuôi chồn hương, nhím, dúi, heo rừng lai…, anh Đặng Quang Minh (ở thôn 1, xã Hòa Nam, huyện Di Linh) lại chọn cho mình một hướng đi khác, đó là nuôi chim trĩ. Bước đầu mô hình này đã và đang phát triển tốt.

Lâu nay, nông dân ở xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương thường độc canh với những loại rau truyền thống tại địa phương nên phải chịu cảnh “Được mùa mất giá, được giá mất mùa”. Nhiều hộ hiện nay đã mạnh dạn áp dụng sản xuất theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phá thế độc canh trong nông nghiệp.

Những năm gần đây, nhận thấy triển vọng và giá trị từ cây tiêu mang lại, hàng trăm hộ dân tại các xã Duy Phú, Duy Thu, Duy Tân, Duy Sơn đã khai hoang, cải tạo đất vườn đồi để trồng tiêu theo hướng chuyên canh. Nhiều hộ có thu nhập 40 - 100 triệu đồng mỗi năm từ trồng tiêu.

Trong những năm gần đây cây thanh long được coi là một trong những cây mang lại hiệu quả cao cho người sản xuất so với các loại cây trồng khác ở tỉnh Bình Thuận. Trái thanh long Việt Nam nói chung, Bình Thuận nói riêng đã được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.

Nếu như vào đầu năm nay, giá heo hơi ở Bình Định bình quân chỉ 44.000đ-45.000đ/kg thì hiện nay đã tăng đến 47.000đ-48.000đ/kg. Với giá này, người nuôi heo có lãi từ 800.000đ-900.000đ/con heo (1 tạ)...