Đưa Rau Đạt Chuẩn VietGAP Vào Hệ Thống Co.opMart

Trong chiến dịch hành động hướng đến mô hình sản xuất và phân phối sản phẩm an toàn, đảm bảo quy trình truy suất nguồn gốc từ trang trại đến bàn ăn tại TPHCM, Sở Công thương TPHCM vừa chủ trì buổi kết nối các DN sản xuất rau đạt chuẩn VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) với Liên hiệp HTX Thương mại TPHCM (Saigon Co.op) nhằm hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm.
Bước đầu, Saigon Co.op đã ký kết với 16 đơn vị được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP (9 đơn vị là các DN, các HTX sản xuất rau củ quả của TP, số DN còn lại là của 2 tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận). Ký kết này mang lại lợi ích cho cả 3 bên: DN sản xuất an tâm đầu ra, nhà kinh doanh siêu thị an tâm có đầu vào đạt chuẩn, và quan trọng hơn hết là người tiêu dùng an tâm vì được cung cấp rau an toàn thường xuyên, đảm bảo chất lượng với giá hợp lý.
Bà Nguyễn Thị Hạnh, Tổng Giám đốc Saigon Co.op, cho biết hiện nay toàn hệ thống siêu thị Co.opMart tiêu thụ 120 tấn rau quả/ngày. Sắp tới, rau quả VietGAP sẽ chiếm 60% (riêng tại các Co.opMart trên địa bàn TPHCM, rau VietGAP đã chiếm hơn 90%) tổng sản lượng rau quả bày bán trong hệ thống nhưng giá bán sẽ thấp hơn 10% - 15% so với thị trường. Có được yếu tố này là nhờ Saigon Co.op mua trực tiếp rau quả VietGAP tại vườn đơn vị sản xuất, không thông qua trung gian và tham gia chương trình bình ổn giá. Tiến tới, Saigon Co.op sẽ chủ động đầu tư, phát triển diện tích thâm canh rau củ quả để cung ứng cho hệ thống siêu thị Co.opmart.
Theo Sở Công thương, sở đang tiếp tục chọn các hệ thống siêu thị khác để thực hiện việc ký kết, nhằm hỗ trợ và khuyến khích các DN tập trung sản xuất các sản phẩm rau an toàn cung ứng cho thị trường TP. Ngoài ra, TP cũng đang thí điểm chọn 2 chợ là Bến Thành và chợ đầu mối Hóc Môn để triển khai mô hình chợ an toàn vệ sinh thực phẩm.
Rau an toàn và rau VietGAP
Ông Nguyễn Văn Đức Tiến, Chi cục Trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật TPHCM, cho biết: Rau an toàn là rau được sản xuất đảm bảo 4 yêu cầu: không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; không có kim loại nặng; không có hàm lượng nitrate; không có vi sinh vật gây hại.
Rau VietGAP ngoài 4 yêu cầu trên còn phải tuân thủ hệ thống các chỉ tiêu khác, chủ yếu về quản lý: Sản phẩm phải truy xuất được nguồn gốc, có bao bì rõ ràng; người sản xuất phải được tập huấn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; nơi sản xuất phải đạt chuẩn VietGAP như: nhà xưởng phải đảm bảo vệ sinh, ngăn chặn côn trùng, đảm bảo đủ nguồn sáng và nguồn nước...; được tổ chức nào đó chứng nhận và cấp giấy phép đủ điều kiện sản xuất rau VietGAP, tất nhiên phải tốn chi phí.
Có thể bạn quan tâm

Hội Nông dân (ND) đứng ra làm đại diện chủ sở hữu nhãn hiệu nông sản cho ND là thích hợp - đó là khuyến nghị của nhiều đại biểu tham dự Hội thảo “Vai trò Hội ND trong bảo hộ nhãn hiệu nông sản trên địa bàn Hà Nội” diễn ra ngày 8.5, do Hội ND TP.Hà Nội tổ chức.

Theo lý giải của một nhóm thương lái lúa tại Ô Môn (Cần Thơ), trước những ngày nghỉ lễ 30.4, sau khi trúng thầu XK 800.000 tấn gạo sang Philippine, nhiều dự đoán giá lúa sẽ tăng lên nhưng mức tăng 100-200 đ/kg chỉ cầm chừng 2-3 ngày rồi trở lại giá cũ.

Nếu như cách đây 2 tháng, giá gà chỉ hơn 30.000đ/kg, người chăn nuôi có đàn gà càng lớn thì ôm nợ càng nhiều, đua nhau bán đổ bán tháo. Bây giờ, khi giá gà đã tăng đến 55.000đ/kg, có lãi trên 10.000đ/kg thì người chăn nuôi nô nức tái đàn, nhưng rất chật vật.

Với phương tiện đánh bắt nhỏ, mỗi ngày ngư dân thu được khoảng 20 - 30 kg ruốc tươi, trừ chi phí vẫn còn lãi từ 200.000 - 400.000 đ tùy sản lượng.

Giá cá đồng tăng mạnh giúp người dân trồng lúa nước ở huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) có thêm nguồn thu nhập kha khá do thiên nhiên ưu đãi.