Đưa Rau Đạt Chuẩn VietGAP Vào Hệ Thống Co.opMart

Trong chiến dịch hành động hướng đến mô hình sản xuất và phân phối sản phẩm an toàn, đảm bảo quy trình truy suất nguồn gốc từ trang trại đến bàn ăn tại TPHCM, Sở Công thương TPHCM vừa chủ trì buổi kết nối các DN sản xuất rau đạt chuẩn VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) với Liên hiệp HTX Thương mại TPHCM (Saigon Co.op) nhằm hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm.
Bước đầu, Saigon Co.op đã ký kết với 16 đơn vị được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP (9 đơn vị là các DN, các HTX sản xuất rau củ quả của TP, số DN còn lại là của 2 tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận). Ký kết này mang lại lợi ích cho cả 3 bên: DN sản xuất an tâm đầu ra, nhà kinh doanh siêu thị an tâm có đầu vào đạt chuẩn, và quan trọng hơn hết là người tiêu dùng an tâm vì được cung cấp rau an toàn thường xuyên, đảm bảo chất lượng với giá hợp lý.
Bà Nguyễn Thị Hạnh, Tổng Giám đốc Saigon Co.op, cho biết hiện nay toàn hệ thống siêu thị Co.opMart tiêu thụ 120 tấn rau quả/ngày. Sắp tới, rau quả VietGAP sẽ chiếm 60% (riêng tại các Co.opMart trên địa bàn TPHCM, rau VietGAP đã chiếm hơn 90%) tổng sản lượng rau quả bày bán trong hệ thống nhưng giá bán sẽ thấp hơn 10% - 15% so với thị trường. Có được yếu tố này là nhờ Saigon Co.op mua trực tiếp rau quả VietGAP tại vườn đơn vị sản xuất, không thông qua trung gian và tham gia chương trình bình ổn giá. Tiến tới, Saigon Co.op sẽ chủ động đầu tư, phát triển diện tích thâm canh rau củ quả để cung ứng cho hệ thống siêu thị Co.opmart.
Theo Sở Công thương, sở đang tiếp tục chọn các hệ thống siêu thị khác để thực hiện việc ký kết, nhằm hỗ trợ và khuyến khích các DN tập trung sản xuất các sản phẩm rau an toàn cung ứng cho thị trường TP. Ngoài ra, TP cũng đang thí điểm chọn 2 chợ là Bến Thành và chợ đầu mối Hóc Môn để triển khai mô hình chợ an toàn vệ sinh thực phẩm.
Rau an toàn và rau VietGAP
Ông Nguyễn Văn Đức Tiến, Chi cục Trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật TPHCM, cho biết: Rau an toàn là rau được sản xuất đảm bảo 4 yêu cầu: không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; không có kim loại nặng; không có hàm lượng nitrate; không có vi sinh vật gây hại.
Rau VietGAP ngoài 4 yêu cầu trên còn phải tuân thủ hệ thống các chỉ tiêu khác, chủ yếu về quản lý: Sản phẩm phải truy xuất được nguồn gốc, có bao bì rõ ràng; người sản xuất phải được tập huấn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; nơi sản xuất phải đạt chuẩn VietGAP như: nhà xưởng phải đảm bảo vệ sinh, ngăn chặn côn trùng, đảm bảo đủ nguồn sáng và nguồn nước...; được tổ chức nào đó chứng nhận và cấp giấy phép đủ điều kiện sản xuất rau VietGAP, tất nhiên phải tốn chi phí.
Có thể bạn quan tâm

Sở NN&PTNT vừa phối hợp với tổ chức Hòa bình và phát triển Tây Ban Nha mở lớp tập huấn kỹ thuật trồng cói nguyên liệu cho 40 hộ dân trên địa bàn xã Duy Phước (Duy Xuyên).

Sau gần 2 tháng xin ý kiến, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 111/2014/TT-BTC sửa đổi mức thuế suất thuế xuất khẩu mặt hàng cao su thuộc nhóm 40.01, 40.02, 40.05 quy định tại Biểu thuế xuất khẩu ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC xuống 0%.

Nhờ đó, tính đến ngày 20-8, toàn tỉnh đã trồng mới được 8.901,3 ha/10.860 ha, đạt 82% kế hoạch; trong đó, rừng trồng từ dự án WB3 là 1.975,1 ha, dự án Jica2 là 428,8 ha, từ kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng là 5.770,4 ha, doanh nghiệp và dân tự trồng là 727 ha.

Ước tính mỗi hộ thiệt hại từ 200 - 300 triệu đồng đợt này. Người nuôi cá nghi vấn nguồn nước bị ô nhiễm khi từ trưa 24.8 nước trong vịnh nổi váng đỏ đặc và bốc mùi hôi, cá bắt đầu nổi lên đớp bóng, một số hộ kéo bè ra xa gần vịnh Đà Nẵng thì tình trạng cá chết có đỡ hơn.

Ngày 25.8 Sở NN-PTNT TP.Đà Nẵng cho hay đã có 150 hồ sơ đăng ký vay vốn theo Nghị định 67 của Chính phủ có hiệu lực từ 25.8, trong đó có khoảng 50% hồ sơ đóng tàu thép chủ yếu của doanh nghiệp.