Đưa Mãng Cầu Trở Thành Cây Ăn Quả Chủ Lực

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có khoảng 2.000ha mãng cầu (ta) chất lượng tốt, tập trung tại: Tân Thành, Châu Đức, Xuyên Mộc và TP.Vũng Tàu. Bình quân mỗi năm, sản lượng thu hoạch gần 9.000 tấn/năm. Nếu được quy hoạch bài bản, mãng cầu sẽ là cây ăn quả đầy sức cạnh tranh của BR-VT.
Mô hình thâm canh cây mãng cầu trái vụ được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh thực hiện tại xã Bình Châu (huyện Xuyên Mộc) và xã Phước Long Thọ (huyện Đất Đỏ) đã cho thu hoạch với năng suất cao (trung bình 7 tấn/ha, trong đó có 1,5 tấn trái loại I; 2,5 tấn trái loại II và 3 tấn trái loại III). Với giá bán tại vườn 32 ngàn đồng/kg trái loại I; 22 ngàn đồng/kg trái loại II và 12 ngàn đồng/kg trái loại III, nông dân thu được 139 triệu đồng/ha/vụ. Trừ chi phí, nông dân đạt lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng/ha/vụ.
Từ năm 2011, ông Đặng Văn Phúc, nhà ở xã Tóc Tiên đã sử dụng 5.000 m2 đất để trồng mãng cầu theo chuẩn VietGap. Theo ông Phúc, trái mãng cầu trồng theo tiêu chuẩn VietGap chất lượng tốt, đồng đều, ngọt hơn, năng suất đạt 10 - 14 tấn/ha/2 vụ, tăng 20% so với sản phẩm trồng theo cách truyền thống. “Đây cũng là yếu tố giúp nhà vườn bán được giá cao, lợi nhuận tăng so với trước khi chưa áp dụng kỹ thuật theo VietGap. Sau khi trừ chi phí, nông dân đạt lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng/ha/vụ”, ông Phúc cho biết thêm.
Tuy nhiên, thời gian qua, do cây bị thoái hóa, năng suất thấp, đồng thời thị trường tiêu thụ không ổn định nên các hộ nông dân đã chuyển sang trồng các loại cây khác hiệu quả cao hơn. Việc thực hiện mô hình trồng mãng cầu theo hướng VietGap được Hội Nông dân xã thực hiện hơn 1 năm đang đem lại những tín hiệu lạc quan. 14 hộ tham gia dự án đã được vay 300 triệu đồng từ quỹ Hỗ trợ nông dân của Trung ương, đồng thời được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tập huấn kỹ thuật.
Bà con nông dân đã thiết kế vườn thông thoáng, sử dụng phân hữu cơ và chế phẩm sinh học phòng trừ sâu bệnh, hạn chế thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và tăng chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị trái mãng cầu. “Từ thành công của mô hình này, thời gian tới xã sẽ từng bước hình thành vùng chuyên canh cây mãng cầu trên địa bàn, nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giúp nông dân tăng thu nhập”, ông Đậu Đình Trung nói.
Theo Chi cục Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có hơn 8.600ha cây ăn trái, trong đó có gần 2.000ha mãng cầu, với sản lượng hàng năm đạt 8.000 - 9.000 tấn. Thời gian qua, trái mãng cầu của Bà Rịa – Vũng Tàu được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã so với các tỉnh, thành khác.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Dung, Chi Cục trưởng Chi cục Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, do diện tích mãng cầu còn trồng phân tán, chưa tập trung và đúng theo tiêu chuẩn chất lượng nên chưa có thị trường ổn định. Từ năm 2011, Chi cục đã chủ trì phối hợp với Công ty sở hữu trí tuệ Invenco xây dựng thương hiệu nhãn hiệu tập thể cho mãng cầu Bà Rịa - Vũng Tàu nhằm kiểm soát chất lượng, nâng cao thương hiệu cho loại trái cây này trên địa bàn tỉnh.
Cuối năm 2012, nhãn hiệu mãng cầu của Bà Rịa - Vũng Tàu đã được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể. “Việc xây dựng thành công thương hiệu mãng cầu sẽ giúp nhân dân trong vùng tập trung mở rộng diện tích, từng bước hình thành vùng chuyên canh. Theo đó, mục tiêu đến năm 2020 toàn tỉnh có 50% diện tích trồng mãng cầu ta sẽ lấy chứng chỉ VietGap và đến năm 2030 là 100% diện tích”, bà Nguyễn Thị Ngọc Dung cho hay.
Có thể bạn quan tâm

Gia đình anh Bùi Văn Mỹ, ấp Phú Thọ A, xã Phú Thọ huyện Tam Nông trước đây có 8 công đất ruộng chủ yếu trồng lúa, thu nhập chỉ đủ ăn. Trong hoàn cảnh đó anh nhận thấy, muốn kinh tế phát triển cần có một mô hình mới để chuyển đổi nghề.

Ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Kiên Giang cho biết, toàn tỉnh đã thả nuôi được 28.202 ha cua biển. Trong đó, nhiều nhất là huyện An Minh với 21.845 ha, An Biên 5.592 ha, còn lại nuôi rải rác ở Hà Tiên, Kiên Lương… Phần lớn cua được nuôi xen canh với tôm theo hình thức quảng canh trên nền đất lúa (mô hình tôm - lúa).

Chim trĩ đỏ đã được nhiều người dân ở các tỉnh trong cả nước nuôi mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Tuy nhiên, ở tỉnh Bắc Kạn việc nuôi loại động vật quý hiếm này còn rất mới mẻ đối với nhiều người dân trên địa bàn.

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung.

Thời gian qua, ở Bình Định, tại các huyện Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn người dân đã tự phát phá bỏ nhiều diện tích vườn nhà và đất sản xuất nông nghiệp để đào ao nuôi tôm, gây ô nhiễm môi trường, phá vỡ quy hoạch sản xuất. Để chấn chỉnh tình trạng này, Sở NN-PTNT đã tăng cường kiểm tra và triển khai nhiều biện pháp khắc phục.