Đưa Mãng Cầu Trở Thành Cây Ăn Quả Chủ Lực

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có khoảng 2.000ha mãng cầu (ta) chất lượng tốt, tập trung tại: Tân Thành, Châu Đức, Xuyên Mộc và TP.Vũng Tàu. Bình quân mỗi năm, sản lượng thu hoạch gần 9.000 tấn/năm. Nếu được quy hoạch bài bản, mãng cầu sẽ là cây ăn quả đầy sức cạnh tranh của BR-VT.
Mô hình thâm canh cây mãng cầu trái vụ được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh thực hiện tại xã Bình Châu (huyện Xuyên Mộc) và xã Phước Long Thọ (huyện Đất Đỏ) đã cho thu hoạch với năng suất cao (trung bình 7 tấn/ha, trong đó có 1,5 tấn trái loại I; 2,5 tấn trái loại II và 3 tấn trái loại III). Với giá bán tại vườn 32 ngàn đồng/kg trái loại I; 22 ngàn đồng/kg trái loại II và 12 ngàn đồng/kg trái loại III, nông dân thu được 139 triệu đồng/ha/vụ. Trừ chi phí, nông dân đạt lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng/ha/vụ.
Từ năm 2011, ông Đặng Văn Phúc, nhà ở xã Tóc Tiên đã sử dụng 5.000 m2 đất để trồng mãng cầu theo chuẩn VietGap. Theo ông Phúc, trái mãng cầu trồng theo tiêu chuẩn VietGap chất lượng tốt, đồng đều, ngọt hơn, năng suất đạt 10 - 14 tấn/ha/2 vụ, tăng 20% so với sản phẩm trồng theo cách truyền thống. “Đây cũng là yếu tố giúp nhà vườn bán được giá cao, lợi nhuận tăng so với trước khi chưa áp dụng kỹ thuật theo VietGap. Sau khi trừ chi phí, nông dân đạt lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng/ha/vụ”, ông Phúc cho biết thêm.
Tuy nhiên, thời gian qua, do cây bị thoái hóa, năng suất thấp, đồng thời thị trường tiêu thụ không ổn định nên các hộ nông dân đã chuyển sang trồng các loại cây khác hiệu quả cao hơn. Việc thực hiện mô hình trồng mãng cầu theo hướng VietGap được Hội Nông dân xã thực hiện hơn 1 năm đang đem lại những tín hiệu lạc quan. 14 hộ tham gia dự án đã được vay 300 triệu đồng từ quỹ Hỗ trợ nông dân của Trung ương, đồng thời được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tập huấn kỹ thuật.
Bà con nông dân đã thiết kế vườn thông thoáng, sử dụng phân hữu cơ và chế phẩm sinh học phòng trừ sâu bệnh, hạn chế thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và tăng chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị trái mãng cầu. “Từ thành công của mô hình này, thời gian tới xã sẽ từng bước hình thành vùng chuyên canh cây mãng cầu trên địa bàn, nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giúp nông dân tăng thu nhập”, ông Đậu Đình Trung nói.
Theo Chi cục Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có hơn 8.600ha cây ăn trái, trong đó có gần 2.000ha mãng cầu, với sản lượng hàng năm đạt 8.000 - 9.000 tấn. Thời gian qua, trái mãng cầu của Bà Rịa – Vũng Tàu được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã so với các tỉnh, thành khác.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Dung, Chi Cục trưởng Chi cục Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, do diện tích mãng cầu còn trồng phân tán, chưa tập trung và đúng theo tiêu chuẩn chất lượng nên chưa có thị trường ổn định. Từ năm 2011, Chi cục đã chủ trì phối hợp với Công ty sở hữu trí tuệ Invenco xây dựng thương hiệu nhãn hiệu tập thể cho mãng cầu Bà Rịa - Vũng Tàu nhằm kiểm soát chất lượng, nâng cao thương hiệu cho loại trái cây này trên địa bàn tỉnh.
Cuối năm 2012, nhãn hiệu mãng cầu của Bà Rịa - Vũng Tàu đã được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể. “Việc xây dựng thành công thương hiệu mãng cầu sẽ giúp nhân dân trong vùng tập trung mở rộng diện tích, từng bước hình thành vùng chuyên canh. Theo đó, mục tiêu đến năm 2020 toàn tỉnh có 50% diện tích trồng mãng cầu ta sẽ lấy chứng chỉ VietGap và đến năm 2030 là 100% diện tích”, bà Nguyễn Thị Ngọc Dung cho hay.
Có thể bạn quan tâm

Hà Tĩnh địa phương được ví như "Chảo lửa, túi mưa", vùng sa mạc trắng bạc của xã Thạch Văn - huyện Thạch Hà, nhiều năm nay gần như bỏ hoang, không cây gì sống được nhưng sau hơn 1 năm triển khai dự án "Xây dựng mô hình rau củ quả trên đất cát hoang hóa bạc màu ven biển", giờ đây đã khẳng định mở hướng làm ăn mới cho người dân nghèo ven biển ở Hà Tĩnh.

Việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất kết hợp cơ giới hóa nông nghiệp, nông thôn ở huyện An Phú (An Giang) đã đạt nhiều kết quả phấn khởi, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình sản xuất và chăn nuôi mang lại giá trị kinh tế cao.

Tuy nhiên, gần 1 tháng nay giá khoai giảm mạnh chỉ còn 350.000 đ/tạ (giảm khoảng 250.000 đ/tạ). Với giá bán này, nông dân trồng khoai không có lãi, thậm chí bị lỗ. Có nhiều nguyên nhân khiến giá khoai giảm như: tình hình vận chuyển gặp khó, thương lái Trung Quốc thu mua giảm một nửa so với trước.

Ngày 6-6, Công ty Bayer Việt Nam phối hợp cùng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức lễ khánh thành Trung tâm Ứng dụng công nghệ xử lý hạt giống đặt tại trụ sở Viện Lúa ĐBSCL, số 9B, đường Cách Mạng Tháng Tám, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Cuối tháng 5 này, thời điểm thanh long tại Bình Thuận đang hạ giá vì được cho là bị ảnh hưởng tình hình biến động của biển Đông thì thông báo của Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam về việc Việt Nam là quốc gia đầu tiên và duy nhất xuất khẩu thanh long sang New Zealand khiến những ai có liên quan đến trái thanh long đều thấy vui.