Đưa Kiến Thức Khoa Học Kỹ Thuật Đến Nông Dân

Mong muốn của những người tổ chức chương trình là mang đến lời giải đáp tối ưu cho nông dân với câu hỏi nên trồng cây gì, nuôi con gì để phát triển bền vững, không bị nhiễm dịch bệnh...
Ngày 26.12, tại huyện Tân Trụ, tỉnh Long An, Báo Nông Thôn Ngày Nay và Công ty TNHH Truyền thông S.A phối hợp Ban Xây dựng NTM tỉnh Long An, Hội Nông dân tỉnh Long An cùng UBND huyện Tân Trụ tổ chức Chương trình “Kết nối nhà khoa học - nông dân” với sự tài trợ của Công ty B.A.T.
Chương trình “Kết nối nhà khoa học – nhà nông” là một hoạt động thiết thực nhằm đưa thông tin khoa học kỹ thuật công nghệ về cơ sở. Mong muốn của những người tổ chức chương trình là mang đến lời giải đáp tối ưu cho nông dân với câu hỏi nên trồng cây gì, nuôi con gì để phát triển bền vững, không bị nhiễm dịch bệnh...
Mong được tiếp thu thông tin bổ ích
Lần này, chương trình được tổ chức tại 2 xã Quê Mỹ Thạnh và Mỹ Bình, huyện Tân Trụ. Đây là 2 xã mà người nghèo vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao. Thu nhập chính của các hộ dân nơi đây là trồng lúa, các loại cây hoa màu và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tuy nhiên việc nuôi trồng nơi đây vẫn còn mang tính nhỏ lẻ và năng suất không cao do người dân chưa nắm bắt được kỹ thuật canh tác. Chính vì vậy, việc đưa khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng là hết sức quan trọng, là đòn bẩy để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm…
Chị Phạm Thị Lan Châu – Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Bình cho biết: “Hiện nay, số hộ nghèo toàn xã còn nhiều, người dân ở đây chủ yếu làm nông nhưng năng suất không cao, đời sống vẫn còn khó khăn lắm. Tôi hy vọng thông qua chương trình lần này, nông dân sẽ có thêm được những thông tin bổ ích để nâng cao năng suất, cải thiện thu nhập”.
Tham dự chương trình, gần 200 nông dân của 2 xã Quê Mỹ Thạnh, Mỹ Bình sẽ được giao lưu với chuyên gia GS - TS Nguyễn Lân Hùng – Tổng Thư ký Hội Sinh vật học Việt Nam, tiến sĩ Đỗ Trung Bình – Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học đất, Viện KHKT nông nghiệp Miền Nam. Đây đều là những nhà khoa học danh tiếng hàng đầu tại Việt Nam về lĩnh vực nông nghiệp.
Hỏi và đáp trực tiếp
Với hình thức hỏi đáp trực tiếp, các chuyên gia sẽ trao đổi, hỗ trợ nông dân các kinh nghiệm, kiến thức về giống cây trồng, giống vật nuôi, quy trình chăm sóc, phòng và chữa bệnh cây trồng, vật nuôi; kinh nghiệm tiếp cận thị trường, xây dựng thương hiệu nông sản; một số kỹ năng xử lý ô nhiễm môi trường...
"Tôi hy vọng thông qua chương trình lần này, nông dân sẽ có thêm được những thông tin bổ ích để nâng cao năng suất, cải thiện thu nhập”.Chị Phạm Thị Lan Châu - Chủ tịch Hội ND xã Mỹ Bình
Chương trình “kết nối nhà khoa học – nhà nông” được tổ chức lần đầu tiên tại Quảng Ninh đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của nông dân. Sau khi được thông tin Chương trình “Kết nối nhà khoa học – nhà nông” về với huyện Tân Trụ, tỉnh Long An, đông đảo bà con nông dân rất mong chờ đến ngày tham dự chương trình.
Ông Đỗ văn Hoa – nông dân xã Mỹ Bình phấn khởi cho biết: “Cách đây vài ngày tôi được cán bộ xã phát thư mời đi tham dự Chương trình “Kết nối nhà khoa học – nhà nông”, tôi rất vui vì có cơ hội được trực tiếp nói chuyện với các chuyên gia. Tôi cũng mong nhận được sự tư vấn của các chuyên gia, nhà khoa học để giải đáp các thắc mắc về cây trồng, vật nuôi cho nông dân chúng tôi”.
Được biết, Chương trình “Kết nối nhà khoa học – nhà nông” sẽ được đơn vị B.A.T tài trợ xuyên suốt trong năm 2014 tại các địa phương nghèo trong cả nước. “Chúng tôi dành nhiều ưu tiên cho các hoạt động liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và phát triển bền vững…” – đại diện B.A.T nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm

Vụ nuôi tôm xuân – hè năm nay, xã Hoằng Châu (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) có kế hoạch đưa vào thả nuôi khoảng 25 triệu con tôm sú trên diện tích 389 ha. Hiện nay, các chủ đồng đã đồng loạt thả tôm xuống đồng nuôi, theo kế hoạch, đến cuối tháng 4-2014, toàn xã sẽ hoàn thành việc thả tôm giống.

Nhiều nông dân ở huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã đầu tư hàng chục, thậm chí cả trăm triệu đồng để xây dựng chuồng trại nuôi lươn không bùn. Tuy nhiên, sau đợt nuôi đầu tiên chừng vài tháng, không ít người lao đao vì lỗ nặng, nợ tiền vay ngân hàng. Nhiều người bức xúc cho rằng: Mình đã bị lừa!

Tôm hùm, một loại hải đặc sản có giá trị kinh tế cao, đang được chú trọng trong nuôi trồng thủy sản, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, sản lượng hằng năm đạt 1.385 tấn, đem lại nguồn thu hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm cho người nuôi. Tuy nhiên, thời gian qua, nghề nuôi tôm hùm vẫn bộc lộ nhiều hạn chế: rủi ro cao, thiếu tính bền vững.

Vùng nuôi tôm Mỹ Trung, thuộc thôn Đông Điền, xã Phước Thắng (huyện Tuy Phước - Bình Định), có diện tích hơn 31 ha. Vụ nuôi tôm năm nay, người nuôi tôm ở đây mới thả tôm giống 12 ngày thì tôm bị dịch bệnh chết hàng loạt, đến nay lan rộng trên 23 ha.

Giá tôm nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mấy ngày qua bất ngờ giảm mạnh trong khi xuất khẩu mặt hàng này ở những tháng đầu năm 2014 tiếp tục tăng trưởng tốt, doanh nghiệp đạt lợi nhuận cao.