Dưa Hấu Trúng Mùa Thất Giá Ở Cai Lậy (Tiền Giang)

Thực hiện chủ trương đưa cây màu xuống chân ruộng theo cơ cấu 2 vụ lúa xen 1 vụ màu, từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp và cải tạo độ màu mỡ đất, vụ hè thu sớm năm 2013 huyện Cai Lậy (Tiền Giang) trồng 1.115 ha màu trong đó có 276 ha dưa hấu, tập trung nhiều ở các xã Phú Cường, Thạnh Lộc và Mỹ Thành Bắc.
Chủ yếu nông dân trồng các giống dưa chủ lực như H. Mỹ Nhân, Phù Đổng, Hoàng Châu... Đây là những giống dưa cho năng suất ổn định, phẩm chất trái ngon, phù hợp điều kiện thổ nhưỡng của địa phương. Theo nhiều nông dân cho biết: vụ hè thu sớm năm 2013 mặc dù dưa trúng mùa, nhưng đầu ra không ổn định, thương lái đến tại ruộng mua dưa hấu loại 1 trọng lượng từ 2,2 kg trở lên khoảng 4.000 - 5.000 đồng/kg, loại 2 từ 2.500 - 3.000 đồng/kg, giảm gấp đôi so với vụ đông xuân vừa qua. Nguyên nhân trong dịp Tết Quý Tỵ 2012 - 2013 giá dưa tăng đột biến từ 10.000 - 12.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi ha nông dân thu lãi 25 - 30 triệu đồng, nên vụ hè thu sớm này nông dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long chuyển sang trồng dưa hấu với diện tích khá lớn dẫn đến cung vượt cầu.
Vụ hè thu sớm năm 2013, ông Lê Văn Ngữ ở ấp 5 B, xã Phú Cường trồng 2 ha dưa hấu giống Phù Đổng và 130, dưa phát triển tốt, năng suất bình quân ước đạt 2,5 tấn/ha, bán giá 3.000 đồng/kg, giảm 7.000 đồng/kg so với vụ đông xuân vừa qua, ông lỗ khoảng 10 triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Thuận ở ấp 4, xã Thạnh Lộc bộc bạch, vụ đông xuân năm 2012 - 2013 ông trồng 1 ha dưa hấu bán cận Tết Nguyên đán giá 10.000 đồng/kg, thu lãi gần 30 triệu đồng. Vụ hè thu này ông hy vọng dưa được mùa, trúng giá nên thuê 1,5 ha ở ấp 5 B giá 15 triệu đồng trồng dưa hấu giống Hắc Mỹ Nhân, năng suất ước đạt trên 2 tấn/ha, nhưng do bán giá chỉ 2.800 đồng/kg nên ông lỗ 10 triệu đồng (năm nay, giá thuê đất trồng dưa tăng gấp đôi so với các năm trước, trong khi giá dưa giảm từ 5.000 - 7.000 đồng/kg so với vụ đông xuân năm 2012 - 2013, chi phí sản xuất tăng gần gấp đôi so với vụ đông xuân, do thời tiết vụ hè thu thất thường, sâu bệnh phát sinh với mật số cao nên bình quân 1 kg dưa thương phẩm chi phí khoảng 5.000 đồng).
Vụ hè thu sớm năm 2013, điệp khúc "được mùa, thất giá" tái diễn, nông dân gặp không ít khó khăn với nghề trồng dưa hấu, một số hộ trồng năng suất thấp lỗ vài chục triệu đồng/ha.
Có thể bạn quan tâm

Sau khi trừ chi phí, chủ tàu thu được hàng chục triệu đồng, mỗi ngư dân đi bạn được chia trên dưới 1 triệu đồng. Riêng tàu cá QNg – 98214 TS của ngư dân Nguyễn Mai thu được hơn 3 tấn. Anh thu được khoản lãi gần 20 triệu đồng, mỗi ngư dân đi bạn được chia 1 – 1,5 triệu đồng.

Theo thống kê của ngành Nông nghiệp tỉnh, trên địa bàn tỉnh hiện có gần 7.000 tàu cá, trong đó, có hơn 2.500 tàu công suất lớn, khai thác xa bờ. Từ ngày 1.1.2015, mùa đánh bắt thủy hải sản năm nay chính thức bắt đầu. Đến thời điểm này, nhiều tàu đánh bắt cá ngừ đại dương sau mỗi chuyến cập bờ đạt sản lượng trung bình từ 3,5 - 4 tấn, sau khi trừ chi phí mỗi tàu lãi từ 60 - 70 triệu đồng.

Để đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2015, nhằm hạn chế rủi ro thiệt hại do dịch bệnh, Tổng cục Thủy sản đã có văn bản số 373/TCTS-NTTS, ngày 11/02/2015, đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh/thành phố ven biển tăng cường các biện pháp chỉ đạo quản lý thời vụ nuôi tôm nước lợ.

Để giúp bà con nuôi tôm quản lý thức ăn tiết kiệm và hiệu quả, ngày 06/02/2015 tại xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu; Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản Bền vững (ICAFIS) đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu (TTKNKN) tổ chức lớp tập huấn “Thúc đẩy cải thiện thực hành quản lý cho ăn trong nuôi tôm” cho 35 nông dân nuôi tôm.

Giống cá tầm nhập ngoại tỷ lệ sống thấp (chỉ đạt 40%) do cá bột chưa quen với môi trường, khí hậu, nguồn nước, sức đề kháng kém. Nhiều lứa cá tầm, Công ty nuôi hơn 3 tháng vẫn chết do không thích nghi được với môi trường mới. Để chủ động giống, lãnh đạo Công ty đã đến Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I (Hà Nội) tìm hiểu kỹ thuật ươm cá bột.