Dưa Hấu Trúng Mùa Thất Giá Ở Cai Lậy (Tiền Giang)

Thực hiện chủ trương đưa cây màu xuống chân ruộng theo cơ cấu 2 vụ lúa xen 1 vụ màu, từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp và cải tạo độ màu mỡ đất, vụ hè thu sớm năm 2013 huyện Cai Lậy (Tiền Giang) trồng 1.115 ha màu trong đó có 276 ha dưa hấu, tập trung nhiều ở các xã Phú Cường, Thạnh Lộc và Mỹ Thành Bắc.
Chủ yếu nông dân trồng các giống dưa chủ lực như H. Mỹ Nhân, Phù Đổng, Hoàng Châu... Đây là những giống dưa cho năng suất ổn định, phẩm chất trái ngon, phù hợp điều kiện thổ nhưỡng của địa phương. Theo nhiều nông dân cho biết: vụ hè thu sớm năm 2013 mặc dù dưa trúng mùa, nhưng đầu ra không ổn định, thương lái đến tại ruộng mua dưa hấu loại 1 trọng lượng từ 2,2 kg trở lên khoảng 4.000 - 5.000 đồng/kg, loại 2 từ 2.500 - 3.000 đồng/kg, giảm gấp đôi so với vụ đông xuân vừa qua. Nguyên nhân trong dịp Tết Quý Tỵ 2012 - 2013 giá dưa tăng đột biến từ 10.000 - 12.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi ha nông dân thu lãi 25 - 30 triệu đồng, nên vụ hè thu sớm này nông dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long chuyển sang trồng dưa hấu với diện tích khá lớn dẫn đến cung vượt cầu.
Vụ hè thu sớm năm 2013, ông Lê Văn Ngữ ở ấp 5 B, xã Phú Cường trồng 2 ha dưa hấu giống Phù Đổng và 130, dưa phát triển tốt, năng suất bình quân ước đạt 2,5 tấn/ha, bán giá 3.000 đồng/kg, giảm 7.000 đồng/kg so với vụ đông xuân vừa qua, ông lỗ khoảng 10 triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Thuận ở ấp 4, xã Thạnh Lộc bộc bạch, vụ đông xuân năm 2012 - 2013 ông trồng 1 ha dưa hấu bán cận Tết Nguyên đán giá 10.000 đồng/kg, thu lãi gần 30 triệu đồng. Vụ hè thu này ông hy vọng dưa được mùa, trúng giá nên thuê 1,5 ha ở ấp 5 B giá 15 triệu đồng trồng dưa hấu giống Hắc Mỹ Nhân, năng suất ước đạt trên 2 tấn/ha, nhưng do bán giá chỉ 2.800 đồng/kg nên ông lỗ 10 triệu đồng (năm nay, giá thuê đất trồng dưa tăng gấp đôi so với các năm trước, trong khi giá dưa giảm từ 5.000 - 7.000 đồng/kg so với vụ đông xuân năm 2012 - 2013, chi phí sản xuất tăng gần gấp đôi so với vụ đông xuân, do thời tiết vụ hè thu thất thường, sâu bệnh phát sinh với mật số cao nên bình quân 1 kg dưa thương phẩm chi phí khoảng 5.000 đồng).
Vụ hè thu sớm năm 2013, điệp khúc "được mùa, thất giá" tái diễn, nông dân gặp không ít khó khăn với nghề trồng dưa hấu, một số hộ trồng năng suất thấp lỗ vài chục triệu đồng/ha.
Có thể bạn quan tâm

Sau nhiều năm lăn lộn với nghề nuôi cá bè, anh Nguyễn Văn Nghĩa (ấp 2, xã Vĩnh Xương, TX. Tân Châu) mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lăng nha đuôi đỏ. Lần đầu tiên, anh thả nuôi 5.000 con, do chưa có kinh nghiệm nên cá hao hụt nhiều, thu hoạch chỉ được 3.000 con.

Cá sặc rằn có tên khoa học Trichopodus pectoralis, là một loại cá bản địa có khả năng sinh sản trong tự nhiên cao. Với chất lượng thịt cá thơm ngon và giá trị kinh tế ổn định, mô hình nuôi cá sặc rằn thương phẩm đang được nhiều nông dân quan tâm.

Ngày 24/9, Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT) yêu cầu các doanh nghiệp chế biến sản phẩm cá tra xuất khẩu cập nhật các quy định của một số thị trường về ghi nhãn, hàm lượng nước và tỷ lệ mạ băng đối với sản phẩm cá tra xuất khẩu.

Dự án chăn nuôi bò thịt được triển khai thực hiện đầu tiên tại 2 xã Phong Thạnh và Tân Phong (huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) từ nguồn quỹ Hỗ trợ nông dân của Trung ương. Qua hơn 2 năm thực hiện, dự án đã mang lại hiệu quả kinh tế, tăng thêm thu nhập cho nông dân.

Trời nắng nóng xen lẫn những cơn mưa là điều kiện thuận lợi cho bệnh cúm gia cầm phát triển mạnh. Vì vậy, ngay từ lúc này, công tác phòng bệnh cần đặt lên hàng đầu, đặc biệt là cúm A/H5N6, bởi thế giới chưa có vaccine để phòng chủng virus này.