Dưa Hấu, Thanh Long Vào Mùa, Lại Lo Ùn Tắc Cửa Khẩu

Bộ Công thương lo ngại, một số loại trái cây sẽ có thể tái diễn tình trạng ùn tắc tại các cửa khẩu biên giới.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), hiện nay, một số loại trái cây (dưa hấu, thanh long) đang bắt đầu vào vụ thu hoạch để tiêu thụ và xuất khẩu, hơn nữa lại chuẩn bị vào thời điểm Tết Nguyên đán năm 2015.
Do đó, nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu một số trái cây có đặc tính mùa vụ, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc tại các cửa khẩu biên giới vào thời điểm hiện nay, Cục Xuất nhập khẩu có công văn đề nghị các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu mặt hàng trái cây qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn triển khai thực hiện một số biện pháp để tránh xảy ra ùn tắc tại cửa khẩu.
Trong đó, Cục Xuất nhập khẩu yêu cầu theo dõi sát tình hình giao nhận hàng hóa với các đối tác nước ngoài, đặc biệt là với đối tác tại các nước có chung đường biên giới; thường xuyên trao đổi, liên hệ với khách hàng nước ngoài để chủ động điều tiết việc thu mua và giao nhận hàng hóa tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong thời điểm hiện nay nhằm giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo an toàn chất lượng hàng hóa.
Đồng thời, chủ động trong việc phân loại, lựa chọn chủng loại trái cây và tổ chức đóng gói ngay ở trong nước đáp ứng yêu cầu của đối tác nước ngoài trước khi đưa lên khu vực biên giới để quá trình giao nhận hàng hóa diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, tránh gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Cá vẩu là đối tượng nuôi giúp nhiều hộ gia đình ở vùng đầm phá không những nâng cao hiệu quả kinh tế gia đình mà còn vươn lên làm giàu...

Nhờ phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng biển, năm 2015, toàn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đã sản xuất được gần 1.300 triệu con giống thủy sản các loại.

Sóc Trăng xác định, thủy sản (khai thác, nuôi trồng, dịch vụ) là ngành kinh tế mũi nhọn. Nhưng quanh đi quẩn lại đến nay chỉ mới có con tôm nước lợ khẳng định được vị thế này, còn những đối tượng nuôi khác của tỉnh hầu như chưa thể phát triển được.

Theo Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, từ đầu năm đến nay trên địa bàn huyện có trên 300 ha tôm nuôi công nghiệp bị thiệt hại ở nhiều mức độ khác nhau, qua việc lấy mẫu xét nghiệm có 150 ha tôm nuôi bị thiệt hại do nhiễm vi rút.

Tại Bà Rịa – Vũng Tàu, vào vụ đánh bắt nhưng nhiều con tàu vẫn còn đang nằm chờ được phê duyệt vay vốn theo Nghị định 67 của Chính phủ.