Dưa Hấu Mùa Nghịch Ở Cầu Ngang

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, vụ hè thu năm 2011, bà con nông dân ven biển tỉnh Trà Vinh chuyển đổi trồng dưa, nhờ áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nên kết quả đã đạt được vụ dưa thắng lợi cả về năng suất và giá cả.
Cầu Ngang là một huyện ven biển của tỉnh Trà Vinh, đa số các hộ dân ở đây đều sống bằng nghề nuôi trồng thủy hải sản và sản xuất nông nghiệp. Trong sản xuất nông nghiệp, cây trồng chủ lực là cây màu, mỗi năm bà con sản xuất được 2 - 3 vụ. Đặc biệt, vụ màu hè thu năm nay, nông dân đã tập trung trồng dưa hấu mùa nghịch. Một số nông dân cho biết: Trồng dưa hấu vụ này thường gặp bất lợi do mưa nhiều, nhiệt độ ẩm nên dễ phát sinh sâu bệnh nhưng giá cả thì luôn đứng ở mức cao, dễ tiêu thụ hơn so với dưa hấu trồng chính vụ.
Để sản xuất đạt hiệu quả cao, địa phương đã kết hợp với ngành nông nghiệp và ngành ngân hàng thực hiện hỗ trợ cho bà con nông dân trồng dưa hấu. Ngay từ đầu vụ, ngành nông nghiệp đã tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trồng dưa hấu cho bà con, giới thiệu những giống dưa hấu chất lượng cao đang được thị trường ưa chuộng như giống dưa An Tiêm, Hoàn Châu, Sugas 100, Hắc Mỹ Nhân, Thanh Mỹ Nhân, Phù Đổng… Ngành ngân hàng cũng đã giải ngân hơn 500 triệu đồng cho bà con chăm sóc cây dưa hấu. Cách làm trên của huyện đã tạo được niềm vui phấn khởi cho bà con khi bước vào vụ sản xuất dưa hấu.
Vụ dưa hấu mùa nghịch năm nay, huyện Cầu Ngang đã gieo trồng được hơn 100 ha, tăng hơn 20 ha so với năm trước. Hiện, bà con đã bước vào thu hoạch cho năng suất trên 4 tấn/công (1 công = 1.000m2), với giá hiện nay là 4.000 đồng/kg, nông dân thu về hơn 16 triệu đồng/công đất trồng dưa hấu.
Năm nay, ông Huỳnh Văn Phước, ngụ ấp Nhứt A, xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang đã trồng 2 công dưa hấu mùa nghịch bằng phương pháp sử dụng màng phủ nông nghiệp. Cách trồng của ông là gieo hạt trong bầu nhằm tranh thủ đ¬ược thời vụ và chăm sóc tốt cây con. Khi cây con 5-7 ngày tuổi, có 1-2 lá thật thì đem trồng. Ông cho biết: “Để trồng dưa hấu vụ này đạt hiệu quả thì phải thường xuyên chăm sóc và sớm phát hiện các loại bệnh mà phòng trị cho hiệu quả. Thường vụ này có bệnh chạy dây (hay bệnh thối rễ, héo dây), nứt thân chảy mủ… Tôi sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp là Maprin và Galaxy… thì thấy nó phát triển tốt”.
Ngoài ra, một số bà con còn thực hiện biện pháp gieo thẳng. Nếu thực hiện biện pháp này thì cũng cần một số bầu để tỉa dặm những cây chết. Từ cách trồng này, vụ sản xuất dưa hấu năm nay hộ anh Trần Văn Út ở Ấp Bến Kinh, xã Mỹ Long Bắc đã trồng 6 công dưa hấu Hoàn Châu. Với năng suất trên 4 tấn/công, giá bán 4.000 đồng/kg , gia đình anh đã thu về hơn 96 triệu đồng, lãi hơn 80 triệu đồng.
Mô hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất sang trồng dưa hấu vụ nghịch đã giúp nông dân huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh nâng cao thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Tin từ Chi cục Thú y Đồng Nai, đến nay toàn tỉnh có 178 trang trại được Cục Thú y cấp chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh, trong đó có 94 trại gà và 84 trang trại nuôi heo. Các trang trại được cấp chứng nhận an toàn dịch bệnh đa số là sản xuất giống heo, gà và nuôi gà đẻ trứng.

Những ngày đầu năm mới Giáp Ngọ 2014, người dân chăn nuôi đàn hươu sao ở huyện miền núi Hương Sơn của tỉnh Hà Tĩnh phấn khởi vì đã được mùa lộc nhung hươu

Trong không khí rạo rực của những ngày áp Tết Giáp Ngọ, nhiều gia đình ở Thủ đô lại bận rộn đi sắm Tết. Và món “đặc sản” ưa chuộng là gà đồi Yên Thế.

Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho biết mới đây hiệp hội đã tiến hành khảo sát tình hình chăn nuôi của người dân trên địa bàn huyện Thống Nhất. Theo đó, trên 90% các trang trại gà của huyện đã chuyển sang nuôi gia công cho các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.

Theo phản ánh của người dân, từ trước Tết Giáp Ngọ 2014, trên tuyến kênh TN17 thuộc địa bàn huyện Châu Thành (Tây Ninh), đoạn từ K7 đến K10+300 qua các xã Thái Bình, An Bình và Thanh Điền xuất hiện nhiều bao tải chứa vịt chết bị vứt xuống dòng kênh.