Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đưa Dưa Hấu Lên Núi

Đưa Dưa Hấu Lên Núi
Ngày đăng: 04/06/2012

Theo lời của người dân ở chợ Yên Thế: "Trời nắng nóng mà được ăn một miếng dưa hấu của ông Liên thì người sẽ khoẻ khoắn, mát dịu ngay".

Chúng tôi tìm đến nhà ông Nguyễn Văn Liên ở thôn Bản São, xã Tân Lập, huyện Lục Yên, Yên Bái.

Ông Liên là gia đình đầu tiên trồng dưa hấu trên đất Lục Yên. Mảnh đất gần 2 mẫu gần bờ sông Chảy của ông phủ kín dưa hấu. Đang vào mùa thu hoạch nên cả nhà ông đều ở ngoài ruộng dưa.

Như nhiều gia đình ở Tân Lập, trước đây ông Liên trồng ngô bên bờ sông Chảy. Đọc báo, xem ti vi, thấy ND nhiều nơi trồng dưa hấu có thu nhập cao, năm 2007, ông mua giống dưa Trung Quốc về trồng thử vài sào. Ngay vụ đầu, ông thu gần 6 tấn quả, bán được trên 40 triệu đồng. Năm sau, ông tiếp tục mở rộng diện tích, đến nay ông đã có 15 sào dưa hấu, trung bình mỗi sào cho 1 tấn quả/năm.

Chúng tôi đi một vòng thăm ruộng dưa của ông Liên. 15 sào đất phủ kín dưa hấu với những trái căng mọng phơi mình trong nắng. "Nếu mảnh đất này trồng ngô, mỗi năm chỉ được 2-3 triệu đồng thôi. Từ khi tôi trồng dưa hấu, thu nhập gấp chục lần”. Theo ông Liên, trồng dưa không khó, quan trọng nhất là khâu làm đất, phòng sâu bệnh khi cây dưa còn non, phải thụ phấn cho dưa khi cây ra hoa. Dưa trồng chỉ sau 2 tháng là cho thu hoạch.

Sau mấy vụ trồng dưa hấu giống Trung Quốc, thấy dưa không ngọt lắm, năm nay ông chuyển đổi sang trồng giống dưa Sài Gòn và Thái Lan. Ông Liên cho biết, ưu điểm của 2 giống dưa này là quả to, vỏ dày thuận tiện cho vận chuyển, ruột đỏ, ngọt, cây dưa có khả năng chống chịu nắng nóng tốt.

Dưa của ông Liên có tiếng nên thương lái ra tận ruộng mua, nhiều lúc còn cháy hàng. Ông Liên cho hay, năm nay dưa được giá, thấp nhất là 10.000 đồng/kg. Ông nhẩm tính, ruộng dưa năm nay sẽ thu khoảng chục tấn, như vậy gia đình ông có khoảng 100 triệu đồng.

Thấy gia đình ông Liên trồng dưa hấu hiệu quả cao, nhiều hộ trong xã mạnh dạn trồng theo. Nằm liền kề với ruộng dưa nhà ông Liên là ruộng dưa của gia đình chị Long Thị Hợp. Cũng diện tích này, trước đây mỗi năm gia đình chị chỉ thu được vài tạ ngô, bán không được quá 2 triệu đồng. Nhưng ngay năm đầu tiên trồng dưa, gia đình chị đã có trong tay 3-4 chục triệu đồng. Năm nay, gia đình chị trồng dưa hết diện tích (trên 5 sào). Do nắng nóng kéo dài, dưa không sai quả như mọi năm nhưng chị ước tính vẫn có 4-5 tấn dưa hấu. Chị Hợp tâm sự: "Nhà tôi mới trồng dưa được 3 vụ, vụ nào cũng thu 3-4 chục triệu đồng. Nhờ dưa hấu, gia đình tôi đã ra khỏi danh sách hộ nghèo".

Ông Nguyễn Văn Dự - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Lập cho biết: "Xã đang tuyên truyền, vận động bà con tận dụng đất soi bãi để trồng dưa. Đây sẽ là cây trồng mở hướng thoát nghèo cho người dân Tân Lập".

Có thể bạn quan tâm

Giải pháp phát triển bền vững ngành cá tra Giải pháp phát triển bền vững ngành cá tra

Nhận thấy giải pháp tối ưu để phát triển bền vững sản xuất cá tra nhằm đảm bảo lợi ích cho cả người nuôi và nhà chế biến là xây dựng mối liên kết giữa nông dân, doanh nghiệp (DN) và các thành phần cung ứng dịch vụ trong chuỗi sản xuất.

13/11/2015
Năng suất cá thâm canh đạt 15 tấn/ha/vụ Năng suất cá thâm canh đạt 15 tấn/ha/vụ

Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang) vừa tổ chức nghiệm thu mô hình nuôi cá thâm canh trên diện tích hơn 20 ha tại các xã Đông Lỗ, Hợp Thịnh, Thái Sơn (Hiệp Hòa).

13/11/2015
Khai thác thủy sản trong 10 tháng năm 2015 đạt trên 76.300 tấn Khai thác thủy sản trong 10 tháng năm 2015 đạt trên 76.300 tấn

Tình hình thời tiết trong thời gian qua tương đối thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản, cùng với việc tiếp tục giải quyết kịp thời chính sách hỗ trợ cho ngư dân đánh bắt xa bờ đã khuyến khích ngư dân tiếp tục ra khơi bám biển.

13/11/2015
THT nghề nuôi cút xã Long An từng bước khẳng định thương hiệu THT nghề nuôi cút xã Long An từng bước khẳng định thương hiệu

Tổ hợp tác (THT) nghề nuôi cút xã Long An (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) do các cựu chiến binh (CCB) làm nòng cốt.

13/11/2015
Làm giàu từ nuôi gà ấp trứng khép kín Làm giàu từ nuôi gà ấp trứng khép kín

Nung nấu ý định phát triển nghề chăn nuôi gà đã lâu, nhưng do nguồn vốn ít, nên năm 1996, vợ chồng anh Võ Thanh Thanh (thôn Trà Giang 3, xã Lương Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận) chỉ mua 40 gà con giống Lương Phượng về nuôi.

13/11/2015