Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đưa Dưa Hấu Lên Núi

Đưa Dưa Hấu Lên Núi
Ngày đăng: 04/06/2012

Theo lời của người dân ở chợ Yên Thế: "Trời nắng nóng mà được ăn một miếng dưa hấu của ông Liên thì người sẽ khoẻ khoắn, mát dịu ngay".

Chúng tôi tìm đến nhà ông Nguyễn Văn Liên ở thôn Bản São, xã Tân Lập, huyện Lục Yên, Yên Bái.

Ông Liên là gia đình đầu tiên trồng dưa hấu trên đất Lục Yên. Mảnh đất gần 2 mẫu gần bờ sông Chảy của ông phủ kín dưa hấu. Đang vào mùa thu hoạch nên cả nhà ông đều ở ngoài ruộng dưa.

Như nhiều gia đình ở Tân Lập, trước đây ông Liên trồng ngô bên bờ sông Chảy. Đọc báo, xem ti vi, thấy ND nhiều nơi trồng dưa hấu có thu nhập cao, năm 2007, ông mua giống dưa Trung Quốc về trồng thử vài sào. Ngay vụ đầu, ông thu gần 6 tấn quả, bán được trên 40 triệu đồng. Năm sau, ông tiếp tục mở rộng diện tích, đến nay ông đã có 15 sào dưa hấu, trung bình mỗi sào cho 1 tấn quả/năm.

Chúng tôi đi một vòng thăm ruộng dưa của ông Liên. 15 sào đất phủ kín dưa hấu với những trái căng mọng phơi mình trong nắng. "Nếu mảnh đất này trồng ngô, mỗi năm chỉ được 2-3 triệu đồng thôi. Từ khi tôi trồng dưa hấu, thu nhập gấp chục lần”. Theo ông Liên, trồng dưa không khó, quan trọng nhất là khâu làm đất, phòng sâu bệnh khi cây dưa còn non, phải thụ phấn cho dưa khi cây ra hoa. Dưa trồng chỉ sau 2 tháng là cho thu hoạch.

Sau mấy vụ trồng dưa hấu giống Trung Quốc, thấy dưa không ngọt lắm, năm nay ông chuyển đổi sang trồng giống dưa Sài Gòn và Thái Lan. Ông Liên cho biết, ưu điểm của 2 giống dưa này là quả to, vỏ dày thuận tiện cho vận chuyển, ruột đỏ, ngọt, cây dưa có khả năng chống chịu nắng nóng tốt.

Dưa của ông Liên có tiếng nên thương lái ra tận ruộng mua, nhiều lúc còn cháy hàng. Ông Liên cho hay, năm nay dưa được giá, thấp nhất là 10.000 đồng/kg. Ông nhẩm tính, ruộng dưa năm nay sẽ thu khoảng chục tấn, như vậy gia đình ông có khoảng 100 triệu đồng.

Thấy gia đình ông Liên trồng dưa hấu hiệu quả cao, nhiều hộ trong xã mạnh dạn trồng theo. Nằm liền kề với ruộng dưa nhà ông Liên là ruộng dưa của gia đình chị Long Thị Hợp. Cũng diện tích này, trước đây mỗi năm gia đình chị chỉ thu được vài tạ ngô, bán không được quá 2 triệu đồng. Nhưng ngay năm đầu tiên trồng dưa, gia đình chị đã có trong tay 3-4 chục triệu đồng. Năm nay, gia đình chị trồng dưa hết diện tích (trên 5 sào). Do nắng nóng kéo dài, dưa không sai quả như mọi năm nhưng chị ước tính vẫn có 4-5 tấn dưa hấu. Chị Hợp tâm sự: "Nhà tôi mới trồng dưa được 3 vụ, vụ nào cũng thu 3-4 chục triệu đồng. Nhờ dưa hấu, gia đình tôi đã ra khỏi danh sách hộ nghèo".

Ông Nguyễn Văn Dự - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Lập cho biết: "Xã đang tuyên truyền, vận động bà con tận dụng đất soi bãi để trồng dưa. Đây sẽ là cây trồng mở hướng thoát nghèo cho người dân Tân Lập".

Có thể bạn quan tâm

Nghề Nuôi Ốc Hương “Một Vốn Bốn Lời” Ở Vũng Tàu Nghề Nuôi Ốc Hương “Một Vốn Bốn Lời” Ở Vũng Tàu

Với đặc điểm dễ nuôi, ít tốn thức ăn,nhanh thu hoạch, nghề nuôi ốc hương ở phường 12 (TP.Vũng Tàu) đã mang lại hiệu quả cao cho người nông dân. Tuy nhiên, tiềm năng đang bị bỏ ngỏ, khi mà diện tích và số hộ nuôi trồng của địa phương vẫn chưa được mở rộng.

05/11/2012
Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Kèo Trên Vuông Tôm Sản Xuất Mới Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Kèo Trên Vuông Tôm Sản Xuất Mới

Với lợi thế là địa phương giáp biển, lại có nguồn cá giống tự nhiên nên vài năm trở lại đây, thị xã Vĩnh Châu đã phát triển nhanh mô hình nuôi cá kèo trên vuông tôm.

08/11/2012
Một Mô Hình Trang Trại Nuôi Gà Đẻ Trứng Hiệu Quả Một Mô Hình Trang Trại Nuôi Gà Đẻ Trứng Hiệu Quả

Rộng khoảng 3 ha với tường rào bao quanh từ trước ra sau; có hệ thống nhà nuôi gà nối với nhau; có xưởng chế biến thức ăn, lò ấp; những ngôi nhà cấp 4 dành cho công nhân ở và sinh hoạt… là những điều kiện không phải trang trại chăn nuôi nào cũng đạt được như của trang trại nuôi gà đẻ trứng Trường Giang (thôn Đoàn Kết, xã Ea Tyh, huyện Ea Kar, Dak Lak).

22/06/2013
Trồng Khoai Tây Bằng Phương Pháp Làm Đất Tối Thiểu Ở Hưng Yên Lợi Gấp 2 Lần Trồng Khoai Tây Bằng Phương Pháp Làm Đất Tối Thiểu Ở Hưng Yên Lợi Gấp 2 Lần

Khoai tây là cây trồng trong vụ đông có năng suất ổn định và có giá trị kinh tế cao, là nguồn nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, trong những năm gần đây diện tích trồng khoai tây có xu thế tăng chậm, nguyên nhân chính là nguồn lao động trong nông thôn ngày một giảm do chuyển sang kinh doanh dịch vụ hay đi lao động ở các ngành nghề khác. Mặt khác chi phí sản xuất trồng khoai tây thường cao, nhất là khâu làm đất, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Đặc biệt, những năm gần đây nhiều hộ nông dân không dùng rơm rạ phục vụ đời sống dân sinh, rơm rạ cũng ít được sử dụng làm phân hữu cơ. Xuất phát từ thực tế đó, vụ đông năm 2011 Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Hưng Yên đã triển khai mô hình trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu có che phủ rơm rạ, góp phần giải quyết những khó khăn trên.

09/11/2012
Gần 1.400 Hộ Tham Gia Bảo Hiểm Nông Nghiệp Gần 1.400 Hộ Tham Gia Bảo Hiểm Nông Nghiệp

Sau hơn 1 năm thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) về cây trồng, vật nuôi và thủy sản theo Quyết định 315 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội đã bước đầu đạt được những kết quả đáng mừng...

22/06/2013