Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dưa chuột SL1.2

Dưa chuột SL1.2
Ngày đăng: 11/11/2015

Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Nghệ An, vụ đông 2015, Trạm Khuyến nông Diễn Châu huyện phối hợp với UBND xã Diễn Lộc triển khai mô hình trồng giống dưa chuột SL1.2.

Ông Vũ Văn Toàn, Cty An Phú Nông cho biết, dưa chuột SL1.2 có đặc tính sinh trưởng mạnh, phân nhánh nhiều, khả năng ra hoa và đậu quả cao, quả suôn, dài 19 - 21cm, giòn, ngọt.

Sau khi trồng 34 - 35 ngày là có thể thu hái, thời gian thu hoạch kéo dài 30 - 35 ngày, thâm canh tốt đạt năng suất 60 - 70 tấn/ha.

Đây cũng là một cây trồng có giá trị hàng hóa, đem lại lợi nhuận cao.

Mô hình được triển khai từ tháng đầu tháng 9 tại xóm 14, xã Diễn Lộc, trên quy mô 2 ha.

20 hộ tham gia được hỗ trợ 100% giống, 30% vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; được tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh…

Ông Cao Bá Bảy, Phó Chủ tịch UBND xã Diễn Lộc chia sẻ, gia đình ông tiên phong làm 3 sào dưa chuột.

Đến nay cơ bản đã thu hoạch xong.

Chị Phan Thị Sáu chia sẻ: "Lúc đầu còn sợ làm dưa chuột không đảm bảo thu nhập nên gia đình chị chỉ làm 1 sào (500 m2) đến nay đã thu hoạch xong và bán hết, năng suất đạt 1 tấn, giá bán bình quân 7.000 đ/kg, trừ chi phí còn lãi 5,5 triệu đồng/sào, cao hơn rất nhiều so với trồng ngô như các năm trước.

Năm sau gia đình tôi sẽ tiếp tục trồng dưa chuột vì tôi thấy vừa dễ làm, cây ngắn ngày, nhanh cho thu hoạch.

Đến thời điểm thu hoạch rộ, bình quân bán được 500.000 đ/ngày.

Đối với người dân làm ruộng thì thu nhập như thế là thì không còn gì hơn".

Ông Phan Huy Tồn, xóm trưởng xóm 14 cho biết, từ năm 2011 đến nay người dân ở đây đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng các loại cây có giá trị hàng hóa như bí xanh, bí đỏ, dưa hấu, dưa lê…

Đây là vụ đầu tiên triển khai mô hình trồng dưa chuột trên cánh đồng Đội Su.

Xóm tổ chức khoanh vùng tập trung, áp dụng đồng bộ quy trình kỹ thuật vào SX từ khâu chọn giống, gieo trỉa, làm giàn, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh… Từ đó tạo ra được sản phẩm mang tính hàng hóa, nâng cao hiệu quả SX và tăng thu nhập cho người nông dân.

Từ kết quả triển khai mô hình, tính bình quân năng suất thực tế đạt 1 - 1,2 tấn/sào (20 - 24 tấn/ha), giá bán từ 6.000 - 8.000 đ/kg, lãi từ 5 - 6 triệu đồng/sào (100 - 120 triệu đồng/ha).

Đặc biệt giống dưa chuột SL1-2 cho nhiều quả, quả lớn rất nhanh, đến thời điểm thu hoạch hầu như ngày nào cũng thu hái để đảm bảo độ giòn, ngon và ngọt.


Có thể bạn quan tâm

Phụng Hiệp phát huy thế mạnh kinh tế vườn Phụng Hiệp phát huy thế mạnh kinh tế vườn

Dựa trên lợi thế về khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng và nguồn lực nông dân cần cù chịu khó, huyện Phụng Hiệp đã và đang quan tâm phát triển vườn cây ăn trái theo hướng bền vững, tăng năng suất, chất lượng. Theo đó, cây cam xoàn đã được huyện chọn để tập trung phát triển, nâng cao thu nhập cho địa phương.

17/06/2015
Xã Tất Thắng phát triển mô hình nuôi giun quế Xã Tất Thắng phát triển mô hình nuôi giun quế

Nuôi giun quế - tạo nguồn thức ăn sạch trong chăn nuôi đang là mô hình hiệu quả được nhiều hộ chăn nuôi của xã Tất Thắng (huyện Thanh Sơn) thực hiện. Việc ứng dụng thành công mô hình này đã giúp người nông dân có thêm biện pháp tạo nguồn thức ăn mới giàu dinh dưỡng phục vụ chăn nuôi; tiết kiệm được chi phí, tăng hiệu quả kinh tế, bảo đảm an toàn cho người dùng sản phẩm chăn nuôi.

17/06/2015
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Phước Sơn cách chuyển hiệu quả Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Phước Sơn cách chuyển hiệu quả

Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản xuất nông nghiệp của huyện Phước Sơn gần đây đã có những chuyển biến tích cực.

17/06/2015
Trồng rừng thân thiện với môi trường Trồng rừng thân thiện với môi trường

Nhận thấy việc trồng keo “ăn xổi” (chưa đến tuổi đã thu hoạch) đã để lại hệ lụy về môi trường nghiêm trọng, nhiều năm qua, Công ty TNHH Một thành viên lâm nghiệp Ba Tơ đã hướng đến việc trồng rừng thân thiện với môi trường.

17/06/2015
Tập trung phòng trừ dịch rệp sáp bột hồng cho cây sắn Tập trung phòng trừ dịch rệp sáp bột hồng cho cây sắn

Rệp sáp bột hồng hại sắn là đối tượng dịch hại mới được phát hiện trên địa bàn Quảng Trị lần đầu tiên tại Hướng Hóa vào tháng 8/2013 với diện tích 5 ha. Từ đó đến hết năm 2014, do chưa có biện pháp phòng trừ hữu hiệu nên dịch này đã lây lan sang các vùng trồng sắn trên toàn tỉnh với diện tích 440 ha trên giống KM94.

17/06/2015