Đưa Cá Đối Thành Sản Phẩm Hàng Hóa

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông lâm ngư tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng mô hình thí điểm nuôi cá đối trong ao nuôi tôm thường xuyên xảy ra dịch bệnh. Thấy rõ hiệu quả, năm 2013 bà con ngư dân mở rộng diện tích nuôi, không những cải thiện môi trường ao nuôi mà còn cho lợi nhuận cao.
Lãi 200 triệu đồng/ha
Gần đây, nhiều ao nuôi tôm bị bỏ hoang do ô nhiễm nặng, trong khi bà con ngư dân lại không có đất để sản xuất. Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông lâm ngư tỉnh xây dựng mô hình thí điểm nuôi cá đối trong ao nuôi tôm bỏ hoang ở thị trấn Thuận An và xã Phú Diên (Phú Vang) với quy mô 1ha; thả nuôi 15 ngàn con giống, cá nuôi phát triển tốt, tỉ lệ sống 80%, trọng lượng trung bình đạt 0,5 kg/con, năng suất 6 tấn/ha; lợi nhuận 200 triệu đồng/ha.
Ông Võ Diên, ở thị trấn Thuận An, vui mừng: “Gia đình tui tham gia nuôi tôm năm 1999, sau nhiều năm hồ nuôi bị ô nhiễm không nuôi được con gì nên mấy năm qua bỏ hoang. Đầu năm 2012, Trung tâm Khuyến Nông Lâm Ngư tỉnh thí điểm mô hình nuôi cá đối trên diện tích 0,5 ha, giống thả 7.500 con, mật độ 1,5 con/m2. Thời gian nuôi khoảng 7 - 8 tháng, nhưng khi nuôi được 6 tháng có thể thu tỉa cá để bán, mỗi kg cá có giá 150.000 đồng. Mô hình thành công là tín hiệu vui giúp hàng trăm gia đình ở ven biển và đầm phá phát triển kinh tế bền vững”.
Cá đối là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, chi phí đầu tư thức ăn thấp; sử dụng các loại mùn bả hữu cơ trong ao hạ triều góp phần cải thiện đáng kể môi trường ao nuôi. Cá đối thích nghi được với nồng độ muối, dễ nuôi, từ kỹ thuật đến thức ăn đơn giản. Các loại cá có giá trị, như cá hồng, chẽm chi phí thức ăn chiếm trên 50% tổng chi phí đầu tư. Trong khi đó, cá đối chỉ chiếm khoảng 20% của tổng chi phí, hoặc những ao nuôi có nhiều rong, cá tạp tự nhiên thì không cần phải sử dụng thức ăn cho cá mà cá ăn những thức ăn tư nhiên trong ao hồ.
Triển vọng
Năm 2013, bà con ở vùng ven biển và đầm phá Phú Vang thả nuôi 40 ha cá đối xen ghép tôm và 10 ha nuôi chuyên, tập trung ở các địa phương, như xã Phú Xuân, thị trấn Thuận An, xã Vinh Giang. Ngoài việc nuôi chuyên ở vùng cao triều, đối tượng này cũng đưa vào nuôi xen ghép ở vùng thấp triều; cá đối thích nghi với điều kiện thời tiết ở Thừa Thiên Huế, chịu được nồng độ muối, rét. Ông Võ Qúy, ở thị trấn Thuận An cho biết: “Gia đình tui nuôi cá đối xen ghép tôm; tôm và cá đều phát triển rất nhanh chỉ sau 2 tháng nuôi thu hoạch tôm có trọng lượng 30 con/kg. Quá trình nuôi hai đối tượng nuôi này còn tương trợ qua lại cho nhau, giúp phát triển tốt và không có dịch bệnh xảy ra. Cá đối cho thịt thơm ngon, sau khi thu hoạch các nhà hàng và tư thương đến mua tận hồ, không phải mất thời gian đưa cá ra chợ bán”.
Hiện nguồn giống người nuôi phải mua từ Quảng Ninh nên chưa chủ động được. Vả lại, quá trình vận chuyển chất lượng giống giảm đi. Cá giống phải mua với giá cao, kích cỡ cá 3-5 phân có giá 4.000-5.000 ngàn đồng/con; ngoài ra, chi phí vận chuyển chiếm gần 50% giá trị.
Ông Châu Ngọc Phi, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông lâm ngư cho biết: “Cá đối là đối tượng nuôi mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, ví dụ như ở ao nuôi bị ô nhiễm lượng bùn trong ao dày khoảng 15cm, nhưng sau một năm thả nuôi cá đối lượng bùn giảm xuống còn khoảng 10cm, các mùn bả hưu cơ trong ao nuôi cũng không còn, khả năng làm sạch môi trường tốt. Tuy nhiên, hiện bà con ngư dân còn khó khăn về nguồn giống. Về lâu dài, trung tâm sẽ kiến nghị với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm tạo điều kiện để Trung tâm Giống nước lợ sớm ứng dụng quy trình sản xuất giống cá đối để đáp ứng nhu cầu người nuôi”.
Để cá đối phát triển theo hướng bền vững, các cơ quan quản lý Nhà nước cần quan tâm định hướng quy hoạch vùng nuôi, chứ không để người dân thả nuôi đại trà. Mặc dù, cá đối có giá trị kinh tế cao nhưng thời điểm này chỉ tiêu thụ nội địa, nếu phát triển đại trà dẫn đến cung vượt quá cầu, cá bán mất giá. Thiết nghĩ, về lâu dài ngành chức năng, chính quyền địa phương và người dân cần chung sức tìm hướng để đưa cá đối trở thành sản phẩm mang tính hàng hóa cao, không những cung ứng trên địa bàn tỉnh mà còn vươn ra các tỉnh bạn.
Có thể bạn quan tâm

Khoảng một thập niên trước, bà con ngư dân làng Hương Giang, xã Hải Dương (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế) sống lênh đênh trên mặt nước nên gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế gia đình. Sau khi được định cư lên bờ, bà con ở đây đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao; nhà cửa xây dựng khang trang, con cái học hành đến nơi đến chốn...

Theo đánh giá sơ bộ, ảnh hưởng của mưa bão làm thất thu khoảng 30-40 nghìn tấn thóc trong vụ mùa. Với phương châm tăng hiệu quả vụ đông bù thất thu vụ mùa, chính quyền các cấp và ngành nông nghiệp đang tập trung chỉ đạo sản xuất để bảo đảm an ninh lương thực, ổn định đời sống nhân dân.

Từ đầu năm 2013 đến nay, diện tích nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Phú Tân (Cà Mau) phát triển nhanh, năng suất thu hoạch khá. Riêng bà con khu vực thị trấn Cái Đôi Vàm hiện đang trúng mùa tôm thẻ chân trắng.

Ngày 9.9, tại TP Quy Nhơn (Bình Định), Ban quản lý dự án cạnh tranh nông nghiệp (BQL DA CTNN) tỉnh Bình Định phối hợp với đơn vị tư vấn là Bộ môn chăn nuôi chuyên khoa (Trường Đại học Nông Lâm Huế) tổ chức hội thảo tổng kết chủ đề xây dựng mô hình và chuyển giao công nghệ chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi bò. Đây là một trong những hoạt động của DA CTNN do Ngân hàng Thế giới tài trợ.

Mùa cải tạo đầm - vuông tôm năm 2012, nhân dân trong huyện Đầm Dơi (Cà Mau) đã thực hiện theo sự hướng dẫn của Phòng NN&PTNT huyện Đầm Dơi. Tuy nhiên, toàn huyện vẫn còn gần 200 hộ vi phạm: cải tạo ao, đầm bằng cơ giới; trong đó các xã, thị trấn đã cảnh cáo, nhắc nhở 85 trường hợp, ra quyết định xử phạt hành chính trên 100 trường hợp.